Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan

(HQ Online) - Liên quan đến điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan theo quy định tại Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 18), Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn cụ thể.
Thuê gia công lại trong nội địa thực hiện theo quy định nào của Nghị định 18?
Thống nhất thực hiện các quy định mới của Nghị định 18/2021/NĐ-CP
Hướng dẫn thực hiện thống nhất miễn thuế theo Nghị định 18
Nghị định 18: Bổ sung quy định đảm bảo bình đẳng giữa loại hình sản xuất và gia công

Theo đó, về xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất. Thẩm quyền xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan đối với DN chế xuất thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18.

Cụ thể, chi cục hải quan nơi quản lý DN chế xuất tiếp nhận văn bản lấy ý kiến của cơ quan cấp phép đầu tư, thực hiện kiểm tra và xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 28a Nghị định 18.

Đối với DN chế xuất (bao gồm DN có dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng) đã thông báo cho cơ quan Hải quan về việc đã đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan nhưng sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra đã xác định DN chưa đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì DN chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18 nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày chi cục hải quan nơi quản lý DN chế xuất cấp văn bản xác nhận lần đầu theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18.

4952-img-0203
CBCC Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp- Ảnh Tư liệu. Ảnh: N.Linh

Đối với DN chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các DN chế xuất đã được cơ quan Hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: Trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, DN chế xuất phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18.

Khi DN chế xuất đã hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a nêu trên, DN chế xuất có thông báo gửi chi cục hải quan nơi quản lý DN chế xuất.

Trường hợp DN đã thông báo cho cơ quan Hải quan nhưng sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra đã xác định DN chưa đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì DN chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18 này nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành.

DN chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình xây dựng, bao gồm cả các DN chế xuất đã được cơ quan Hải quan xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành (nếu có) thì phải thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18.

Trong trường hợp DN đã thông báo cho cơ quan Hài quan về đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan nhưng sau khi cơ quan Hải quan việc đã kiểm tra đã xác định DN chưa đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì DN chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18 này nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành.

4942-10-4350-10-1135-img-0108
Ảnh minh họa (Trong ảnh: Kho ngoại quan tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội)). Ảnh: N.Linh

Đối với hai trường hợp trên, các cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan nơi quản lý các DN chế xuất thông báo cho từng DN phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18 trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành.

Liên quan đến quy định camera giám sát tại các vị trí lưu giữ hàng hoá, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18 quy định, một trong các điều kiện kiểm tra, giám sát hài quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan phải có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ).

Căn cứ quy định nêu trên, theo Tổng cục Hải quan, các khu vực tại DN chế xuất được sử dụng để lưu giữ hàng hóa như kho, bãi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, máy móc, thiết bị và các hàng hóa không chịu thuế khác phải có camera quan sát; đối với các khu vực khác tại DN chế xuất được bố trí để sản xuất, sử dụng hàng hóa như nhà xưởng, văn phòng, nhà ăn... thì không yêu cầu có camera quan sát theo quy định nêu trên.

Đối với quy định phần mềm quản lý hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định134/2016/NĐ CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định18 quy định một trong các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan: Có phần mềm quản lý hàng hóa NK thuộc đối tượng không chịu thuế để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa NK theo quy định pháp luật về hải quan.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, NK để gia công, sản xuất XK (bao gồm cả NK của DN chế xuất); báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa XK cho chi cục hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.

Hiện nay, phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế của DN chế xuất có theo dõi và kết xuất số liệu để báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư NK và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa XK.

Liên quan đến chính sách thuế đối với hàng hóa NK để gia công, sản xuất XK, điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DN chế xuất là khu phi thuế quan tại Nghị định 18 có nhiều quy định mới so với trước đây, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục trưởng các cục hải quan tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan nghiên cứu thực hiện đúng quy định.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều