Đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp qua bộ chỉ số DBI

(HQ Online) - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số và bước đầu thu được hiệu quả, nhưng sau đó lại không biết thực hiện tiếp như thế nào, nên rất cần một công cụ để hỗ trợ và đánh giá hoạt động chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công
Thúc đẩy đối mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia "cuộc chơi" tất yếu chuyển đổi số
Các diễn giả thảo luận về chuyển đổi số của doanh nghiệp tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu
Các diễn giả thảo luận về chuyển đổi số của doanh nghiệp tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu

Ngày 15/7, tại Hà Nội, với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty Cổ phần MISA (MISA) tổ chức hội thảo: “Giới thiệu bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (DBI) - Ứng dụng giải pháp thực tiễn trong việc nâng cao điểm chỉ số DBI”.

Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.

Vì thế, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, chuyển đổi số được nhắc đến như một xu hướng tất yếu bởi những hiệu quả và lợi ích về kinh tế, xã hội. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng và linh hoạt, nên các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội bắt kịp xu thế chung của nền kinh tế thế giới, nhưng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa nếu thất bại trong công cuộc chuyển đổi số. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực đổi mới, sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Với nhu cầu nêu trên của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã Giới thiệu Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (DBI).

Theo đó, DBI cung cấp cho cho doanh nghiệp bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp xác định được đang ở giai đoạn nào và các khâu mạnh yếu của mình theo từng trụ cột của chuyển đổi số. 6 trụ cột bao gồm: trải nghiệm số cho khách hàng, chiến lược, hạ tầng và công nghệ số, vận hành, chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, dữ liệu tài sản và thông tin.

DBI cũng giúp doanh nghiệp đưa ra lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện; hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, đưa ra các khuyến nghị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Nói về việc ứng dụng giải pháp thực tiễn trong việc nâng cao điểm chỉ số DBI, ông Lê Văn Thế, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Việt Nam Techgroup cho hay, từ rất sớm, Công ty đã đầu tư và đưa vào vận hành nhiều nền tảng, phần mềm phục vụ công việc, giúp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhưng Công ty vẫn “loay hoay” vì không biết nên làm gì tiếp theo cho chuyển đổi số, chưa định hình được doanh nghiệp đang chuyển đổi số đến đâu…

Vì thế, theo ông Thế, nhờ ứng dụng DBI để đánh giá mức độ chuyển đổi số, Công ty biết được đang chuyển đối số ở mức 2, tức là mức bắt đầu, nên có cơ sở để lượng hóa, để điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi số của Techgroup phù hợp.

Ngoài ra, tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Đường đã thông tin về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chương trình nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với những chính sách ưu đãi, giúp tối thiểu 30.000 doanh nghiệp/năm trái nghiệm các nền tảng số để chuyển số, thành lập mạng lưới chuyên gia tư vấn kinh tế số gồm tối thiểu 10.000 người…

Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tập hợp, đánh giá, lựa chọn và công bố những nền tảng số “Make in Việt Nam” xuất sắc để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

Chẳng hạn, Công ty Cổ phần MISA đã đưa ra giải pháp thực tiễn nâng cao mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp thông qua nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS do MISA phát triển.

Theo bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA, đây là một giải pháp đáp ứng các tiêu chí trong bộ chỉ số DBI, giúp nhiều doanh nghiệp ở nhiều quy mô nâng cao mức độ chuyển đối số. Nền tảng MISA AMIS được xem như một chợ ứng dụng, gồm hàng chục phần mềm từ kế toán, hóa đơn điện tử, nhân sự, bán hàng, marketing đến quản lý công việc... Tùy vào nhu cầu, quy mô mà doanh nghiệp lựa chọn gói khác nhau. MISA AMIS hiện đang được ứng dụng tại hơn 28.000 doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều