Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước

(HQ Online) - Kinh tế nhà nước giữ vị trí trọng yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cần củng cố sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,4 nghìn tỷ đồng Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng 12% sau 9 tháng

Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến nay, cả nước có 671 DNNN bao gồm 6 tập đoàn kinh tế, 53 tổng công ty nhà nước và 19 Công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.

Trong đó, tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng, nhưng khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con lại có vai trò kinh tế quan trọng, nắm giữ 92% tổng tài sản và 90% tổng vốn chủ sở hữu, 93% tổng doanh thu và 85% tổng đóng góp ngân sách nhà nước của DNNN trên toàn quốc.

Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt gần 85.887 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm.

Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
Hội thảo khoa học do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo khoa học "Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực tiễn Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines" được tổ chức vào ngày 10/11/2024, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến vai trò của kinh tế nhà nước.

Nhưng theo ông Cảnh, để nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì cần thiết phải củng cố “sức khỏe” tài chính và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước.

Từ thực tiễn của Vietnam Airlines, là hãng hàng không quốc gia, nhưng hậu quả nặng nề từ dịch Covid-19 cùng thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế đã gây tác động tiêu cực đến Vietnam Airlines.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2024 của Vietnam Airlines, luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt hơn 6.263 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 3.534 tỷ đồng.

Vietnam Airlines cho biết, kết quả này là nhờ khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết các đường bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới cùng hoạt động khai thác tăng cao trong giai đoạn cao điểm hè.

Tuy nhiên, theo ban lãnh đạo Vietnam Airlines, nhiều khó khăn đến nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nên vẫn cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ mạnh.

Hiện nay, Vietnam Airlines đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu tổng thể giai đoạn 2021-2025 báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Theo Đề án, dự kiến đến năm 2025, tình hình tài chính của công ty mẹ Vietnam Airlines dần được cải thiện, hết âm vốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh có lãi, có nguồn tiền đề trả nợ một phần các khoản nợ đã được giãn, hoãn.

1233-8-4726-nh-43-baohaiquan
Theo ban lãnh đạo Vietnam Airlines, nhiều khó khăn đến nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Nên các chuyên gia cho rằng, bên cạnh nỗ lực tự thân, quá trình này rất cần sự đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong đó có ý kiến đề nghị cho phép Thủ tướng Chính phủ giao Vietnam Airlines và các doanh nghiệp thành viên do Vietnam Airlines sở hữu 100% vốn điều lệ là nhà đầu tư các dự án thuộc “Dự án thành phần 4 - Tổ hợp công trình dịch vụ đồng bộ chuyên ngành hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành”.

Nhìn rộng ra các DNNN khác, TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, vấn đề quyết định nhất vẫn là cơ chế, thể chế.

Cụ thể, đó là những quy định về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Bên cạnh đó, để có được các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước hùng mạnh, bên cạnh việc áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, thì cần một đội ngũ quản trị và điều hành chuyên nghiệp.

“Các DNNN cần phải tăng tốc, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu. Nhà nước hỗ trợ bằng thể chế và các nguồn lực để khu vực kinh tế nhà nước phát triển sức sản xuất, tạo các động lực kinh doanh có hiệu quả”, TS. Trương Văn Phước nêu rõ.

Chuyên gia kinh tế PGS. TS. Ngô Trí Long cũng đề nghị nên thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP), để khuyến khích các hình thức hợp tác giữa DNNN và khu vực tư nhân để tăng cường hiệu quả đầu tư.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều