Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Quản lý tốt AI để thúc đẩy tăng trưởng Mục tiêu tham vọng về lợi nhuận của các ngân hàng Techcombank Keynote: Đánh dấu khởi đầu kỷ nguyên ngân hàng trên AI |
Chia sẻ về AI nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành ngân hàng tại sự kiện ENGAGE Asia 2024. |
Nhờ nền tảng công nghệ, nhiều ngân hàng không chỉ gia cố về chuyển đổi số mà còn gia tăng số lượng khách hàng và mang lại hiệu quả tài chính đáng kể.
Chẳng hạn, trong 2 năm kể từ khi áp dụng nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase, lượng khách hàng mới của Techcombank tăng gấp 20 lần, số lượng giao dịch trực tuyến chiếm hơn 94% tổng số giao dịch.
Đầu năm 2024, OCB ra mắt ứng dụng OMNI 4.0 trong 6 tháng với thời gian nhanh gấp ba lần so với tiêu chuẩn ngành đối với các nền tảng ngân hàng đa kênh. Việc triển khai nhanh chóng này đã tiết kiệm được khoảng 40% thời gian. Ứng dụng OMNI 4.0 (công bố ra mắt vào tháng 5/2024) đã đạt mức tăng 61% về số lượng giao dịch so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp 25 lần kể từ năm 2018.
Theo ông Jouk Pleiter, Tổng Giám đốc điều hành kiêm Nhà sáng lập Backbase, thực tiễn từ các ngân hàng khác trên thế giới cho thấy việc ứng dụng AI mang lại hiệu quả cao, mang đến một trải nghiệm ngân hàng đa chiều, tiên tiến. Vì thế, Backbase đã ra mắt Trung tâm Xuất sắc toàn cầu đầu tiên về AI của Backbase tại TPHCM nhằm thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Á.
Theo các chuyên gia công nghệ, khi các nền tảng ngân hàng số phát triển thành động lực tăng trưởng, các nền tảng ngân hàng tương tác sẽ ngày càng được thiết kế theo hướng tối đa hóa giá trị liền mạch cho khách hàng sử dụng.
Cụ thể, trong giai đoạn thu hút khách hàng, các ngân hàng dựa vào AI tận dụng dữ liệu ngân hàng mở để phát triển sản phẩm mới cá nhân hóa; nền tảng cũng gợi ý và khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm, thay thế các phương pháp tiếp thị truyền thống để mở rộng tiếp cận khách hàng; AI sẽ phân tích các mẫu thông tin chi tiêu để kết nối người tiêu dùng với các sản phẩm tín dụng...
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ hiện đại cũng sẽ giúp gia tăng về bảo mật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trước nhiều vụ lừa đảo của tội phạm mạng hiện nay.
Trong chia sẻ tại một sự kiện về thanh toán ngày 26/9/2024, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, tổng số dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập từ ngày 1/7/2024 đến nay đã đạt khoảng 38 triệu tài khoản, hoạt động thanh toán vẫn diễn ra bình thường. Ông Tuấn cũng cho hay, qua báo cáo của các tổ chức tín dụng, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các đơn vị đã giảm đáng kể.
Cụ thể, số lượng vụ việc khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 khoảng 700 vụ, giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng đầu năm 2024. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 khoảng 678 tài khoản, giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, tại một số đơn vị đã không có phát sinh số lượng vụ việc trong thời gian tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua.
Đáng chú ý, theo đại diện NHNN, dự kiến tháng 10/2024, NHNN sẽ ban hành Thông tư thay thế Thông tư 35 về an toàn trong giao dịch trực tuyến, thay thế Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, nâng tầm pháp lý, tuân thủ lên mức độ cao hơn.
Ý kiến bạn đọc