TPBank: Lãi lớn từ vàng, năm 2021 đặt kế hoạch tăng trưởng 32%

(HQ Online) - Mặc dù chịu ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19 nhưng kết quả kinh doanh quý 1 của TPBank đã tăng trưởng tốt, vì thế, ban lãnh đạo ngân hàng này tin tưởng kế hoạch lợi nhuận cả năm là hoàn toàn khả thi.
Dự báo mặt bằng lãi suất và phí dịch vụ ngân hàng tiếp tục giảm
DOJI ra mắt hình thức giao dịch vàng trực tuyến eGold
TPBank điều chỉnh mục tiêu phù hợp với trạng thái 'bình thường mới'
ĐHĐCĐ TPBank.
Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT TPBank phát biểu tại ĐHĐCĐ.

Thu lợi nhuận đáng kể từ kinh doanh vàng

Sáng 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã cổ phiếu TPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021.

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh, năm 2020, tổng tài sản của TPBank tăng 14,6% đạt 206.315 tỷ đồng; huy động vốn tăng 16,4% đạt 184.911 tỷ; dư nợ cho vay tăng 12,9% đạt 132.347 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của TPBank đạt 4.389 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019.

Ngân hàng cũng cho biết hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và vàng năm 2020 có kết quả tốt. Trong đó, năm 2020, giá vàng SJC đã tăng 30% đạt mức cao nhất từ trước đến nay, ngân hàng đã tận dụng được hầu hết các đợt sóng giá vàng, thu được lợi nhuận đáng kể.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, năm 2021, TPBank lên kế hoạch tổng tài sản đạt 250 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm nay. Tổng huy động dự kiến đạt 221,9 nghìn tỷ đồng, tăng 20%. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá ước đạt 172 nghìn tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác ước đạt 49,9 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Lợi nhuận trước thuế lên kế hoạch đạt 5.800 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với kết quả đạt được trong năm 2020.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng, tăng 36,06%.

Tính đến 31/3/2021, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt hơn 138 nghìn tỷ, tăng 24,36% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động đạt xấp xỉ 2.800 tỷ đồng, tăng 15,17% so với quý I/2020.

Trong quý 1, ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.422 tỷ đồng, tăng 40,87% so với cùng kỳ năm trước.

Không chia cổ tức

Với kết quả kinh doanh trên, TPBank thuộc nhóm ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao nhất hệ thống với lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 2,16%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 26,24%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm từ 39,69% cuối năm 2020 xuống còn 35,2%.

Nói thêm về kế hoạch lợi nhuận năm 2021 tăng tới 32%, ông Nguyễn Hưng chia sẻ đây là kế hoạch sau khi cân nhắc, căn cứ vào tình hình kinh doanh quý 1 nên hoàn toàn khả thi, bởi trước đó TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2021 đạt 5.500 tỷ, tăng 25% so với năm 2020.

Tại ĐHĐCĐ, cổ đông TPBank đã thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ. Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành tối đa 100 triệu cổ phiếu, tương đương 9,33% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán. Sau khi phát hành, vốn điều lệ ngân hàng sẽ được nâng lên mức 11.716 tỷ đồng, từ mức 10.716 tỷ đồng hiện nay.

Một trong những trọng tâm quan trọng nữa của TPBank trong năm nay cũng sẽ được Đại hội thông qua là tiếp tục xác định chuyển đổi số là mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng.

TPBank không có kế hoạch chia cổ tức trong năm nay, ngân hàng sẽ trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 với kế hoạch gần 3.000 tỷ đồng lợi nhuận để lại chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm 2021.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều