Bộ Tài chính đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

(HQ Online) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Băn khoăn cơ chế chi của Quỹ Bảo vệ môi trường cho hoạt động tái chế, xử lý chất thải Thực hiện giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 1/1/2023 Nestlé được ghi nhận về nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu Quy định mới về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bộ Tài chính đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của các cơ sở xả khí thải trên địa bàn quản lý. Ảnh: Internet

Về đối tượng chịu phí và người nộp phí, dự thảo đề xuất, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là bụi, khí thải xả ra môi trường của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của các cơ sở xả khí thải trên địa bàn quản lý.

Căn cứ tình hình thực tế quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công địa bàn, đối tượng thu phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của các cơ sở xả khí thải trên địa bàn.

Dự thảo Nghị định quy định rõ phương pháp tính phí gồm: phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau: F = f + C.

Trong đó: F là tổng số phí phải nộp trong kỳ nộp phí (quý hoặc năm); f là phí cố định; C là phí biến đổi (quý). Phí biến đổi của cơ sở xả khí thải là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả khí thải.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều