Bị ấn định thuế nếu không kê khai nộp đủ các loại thuế khi kết thúc thời hạn thuê, mượn

(HQ Online) - Theo quy định, sau khi kết thúc thời hạn đi thuê, mượn, doanh nghiệp thực hiện tái xuất phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp đủ tiền thuế. Trường hợp không kê khai nộp đủ các loại thuế thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định.
Bị ấn định thuế nếu không kê khai thuế khi chuyển giao hàng hóa gia công
Bị ấn định thuế và xử lý nếu không tự giác kê khai thay đổi mục đích sử dụng
Sửa, bổ sung hay hủy bỏ các quyết định xử phạt liên quan đến ấn định thuế sẽ phải xử lý ra sao?

Tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định: Hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Đồng Nai. Ảnh: N.H
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Đồng Nai. Ảnh: N.H

Cũng tại điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, quy định: Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan Hải quan, nếu cơ quan Hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định chi tiết về các trường hợp cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế.

Đối chiếu với các quy định này, doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng thuê, mượn để phục vụ sản xuất thì sau khi kết thúc thời hạn thuê, mượn, công ty phải thực hiện tái xuất số hàng hóa đã thuê, mượn.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện tái xuất số hàng hóa đã thuê, mượn thì ngay sau khi kết thúc thời hạn thuê, mượn phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Nếu doanh nghiệp không kê khai nộp đủ các loại thuế khi đã kết thúc thời hạn đi thuê, mượn thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều