Áp dụng chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu theo điều ước quốc tế

(HQ Online) - Trả lời thắc mắc của Văn phòng bán vé của Hãng hàng không Pháp về việc miễn thuế hàng NK theo Hiệp định hàng không Việt Nam - Pháp, Tổng cục Hải quan cho biết, quy định việc áp dụng chính sách thuế, hồ sơ, thủ tục miễn thuế đã được quy định rõ tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Áp dụng phí hải quan theo điều ước quốc tế như thế nào?
Chính sách thuế đối với hàng nhập theo điều ước quốc tế
Miễn thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu theo điều ước quốc tế

Theo đó, tại khoản 4 Điều 3 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định, việc áp dụng chính sách thuế về nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế như sau: “Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Cũng tại khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định về điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước như sau: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

4103-2748-4c2514a0b050550e0c41
Công chức Hải quan Cẩm Phả thực hiện giám sát máy bay. Ảnh: TL

Theo trình bày của Văn phòng bán vé của Hãng hàng không Pháp thì Điều 10 Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp quy định:

“Các máy bay mà xí nghiệp hàng không được chỉ định của một bên ký kết dùng vào dịch vụ quốc tế, các trang thiết bị thông thường, dự trữ nhiên liệu, dầu mỡ thực phẩm trên máy bay (kể cả thức ăn đồ uống và thuốc hút) khi NK vào lãnh thổ của bên ký kết kia sẽ được miễn mọi khoản thuế quan, lệ phí kiểm tra và các thứ thuế hay lệ phí khác, miễn là các trang thiết bị và tiếp liệu đó để trên máy bay cho đến khi tái xuất.

2. Cũng sẽ được miễn các lệ phí và thuế đó, ngoại trừ các bồi khoản tượng trưng về dịch vụ được cung cấp:

a) Các thực phẩm dùng trên máy bay lấy trên lãnh thổ của một bên ký kết trong giới hạn mà các nhà chức trách của bên ký kết đỏ ấn định, và chỉ để dùng trên máy bay thực hiện dịch vụ hàng không quốc tế của bên ký kết kia.

b) Các phụ tùng thay thế nhập vào lãnh thổ của một bên ký kết để bảo trì, tu sửa các máy bay mà xí nghiệp vận chuyển hàng không được chỉ định của bên ký kết khu dùng vào việc chuyên chở quốc tế.

c) Nhiên liệu, dầu mỡ để tiếp tế cho các máy bay mà xí nghiệp vận chuyển hàng không được chỉ định của bên ký kết kia dùng cho dịch vụ hàng không quốc tế, ngay cả khi các đồ tiếp liệu này được sử dụng đường bên trên lãnh thổ của bên ký kết nào đỏ từ đó các thử này được đưa lên máy bay.

Những sản phẩm ở đoạn a, b, c nói trên sẽ phải được đặt dưới sự giám sát và kiểm tra của cơ quan Hải quan”.

Đối chiếu với quy định, Tổng cục Hải quan cho rằng, Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 nêu, trường hợp Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hòa Pháp quy định: “được miễn mọi khoản thuế quan, lệ phí kiểm tra và các thứ thuế hay lệ phí khác” thì chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Hiệp định.

Đối với hồ sơ, thủ tục miễn thuế, tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK:

“Điều 29a. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế.

1. Hàng hóa XNK được miễn thuế XNK theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế XNK: a) Chủng loại, định lượng hàng hóa được quy định tại điều ước quốc tế; b) Văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng miễn thuế.

Trường hợp cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành thì căn cứ theo văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế.

3. Thủ tục xác nhận trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa miễn thuế có công văn đề nghị cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo mẫu số 13 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị, cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành có văn bản xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế XNK theo mẫu số 14 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định này gửi tổ chức, cá nhân hoặc có văn bản từ chối trong trường hợp hàng hóa đề nghị miễn thuế không phù hợp với điều ước quốc tế".

Tổng cục Hải quan đề nghị Văn phòng bán vé của Hãng hàng không Pháp khi làm thủ tục NK hàng hóa theo điều ước quốc tế thực hiện khai báo mã miễn thuế XN192 đối với hàng hóa NK theo điều ước quốc tế và thực hiện các thủ tục theo các quy định hiện hành. Văn phòng bán vé của Hãng hàng không Pháp có thể liên hệ với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn cụ thể.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều