Những ngân hàng nào được nới "room" tín dụng?
Ngân hàng vẫn chờ thêm “room” tín dụng | |
Nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng | |
Ngân hàng tích cực đẩy vốn hỗ trợ cho “bình thường mới” |
Nói về tăng trưởng tín dụng, BSC cho biết, việc mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại cùng xu hướng “sống chung cùng Covid-19” sẽ giúp phục hồi nhu cầu tín dụng trong quý 4, giúp dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức 13% là có thể đạt được. Trong năm 2022, BSC dự báo nhu cầu tín dụng tiếp tục ở mức cao khoảng 13%, được hỗ trợ bởi nền kinh tế tiếp tục hồi phục sau dịch bệnh, gói hỗ trợ có thể lên đến 800.000 tỷ đồng trong 2-3 năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, mục tiêu tín dụng 13% trong năm 2021 được hỗ trợ bởi việc nới chỉ tiêu tín dụng trong quý 4 cho các ngân hàng. Theo BSC, nhiều đơn vị được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng, điều này giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, trong điều kiện nhiều bên đã chạm trần tín dụng sau 9 tháng đầu năm.
Báo cáo của BSC thông tin, 11 ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp mới room tín dụng trong quý 4. TPBank là ngân hàng được cấp "room" tăng trưởng cao nhất với 23,4% cho năm 2021, tăng so với mức 17,4% trước đó. 3 ngân hàng được giao tăng trưởng tín dụng trên 20% trong năm nay gồm Techcombank 22,1% (trước là 17,1%), MSB 22% (trước là 16%) và MBBank 21% (trước là 15%).
Các ngân hàng khác cũng được nới "room" tín dụng như VIB 19,1%, VPBank 17,1%, Vietcombank và OCB cùng được 15%... Riêng ACB thì vẫn ở mức 13,1% do tăng trưởng tín dụng 9 tháng chỉ đạt 8%.
"Room" tín dụng mới được NHNN cấp cho một số ngân hàng. Nguồn: BSC |
Trước đó, nhiều ngân hàng cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng 9 tháng đã tiệm cận với hạn mức tín dụng mà NHNN cấp hồi tháng 9/2021, nên kỳ vọng sẽ được nâng “room” tín dụng, dựa trên cân đối và phân bổ của cơ quan điều hành. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay vẫn ở mức thấp như hiện tại.
Theo các chuyên gia, báo cáo tài chính quý 3 cho thấy chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại không chịu ảnh hưởng quá mạnh bởi đợt giãn cách xã hội quý 3. Trong khi đó, NHNN cho biết, việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, đánh giá tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng; ưu tiên đối với tổ chức tín dụng thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân.
Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh đánh giá, nới "room" tín dụng về lý thuyết sẽ tạo thêm dư địa cho ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp ghi nhận tốc độ tăng nhanh để phục hồi kinh tế. Ngân hàng dồi dào thanh khoản sẽ không dẫn đến tình trạng tăng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay.
Ý kiến bạn đọc