Nhiều tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp bảo hiểm lấy lại đà tăng trưởng

(HQ Online) - Là một ngành tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng thị trường bảo hiểm nhân thọ đã nảy sinh một số vấn đề, kéo niềm tin của khách hàng suy giảm xuống mức thấp. Vì thế, tận dụng cơ hội để phục hồi là việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu tâm.
Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ
Vượt khủng hoảng, doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng Vượt khủng hoảng, doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng "chất"
Hướng dẫn cụ thể thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm Hướng dẫn cụ thể thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng ước đạt xấp xỉ 117 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước; tổng tài sản tăng 12,2%; đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 14,76%; chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng 25,1%.

Hiện ngành bảo hiểm tại Việt Nam có sự phát triển khá ấn tượng, tốc độ tăng trưởng khá cao (trên 20%/năm). Tuy nhiên, năm 2023 là một năm khá lao đao trước nhiều vụ việc “lùm xùm”, chủ yếu là những vấn đề liên quan đến bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng, dẫn đến doanh thu phí giảm nhẹ như trên.

Theo khảo sát của Vietnam Report, 81,8% doanh nghiệp cho rằng việc xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong năm 2023.

cần các giải pháp đồng bộ từ cả phía cơ quan quản lý, sự chung tay vào cuộc của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Cần các giải pháp đồng bộ từ cơ quan quản lý và các doanh nghiệp bảo hiểm để tìm cơ hội phát triển thị trường bảo hiểm đúng định hướng. Ảnh: ST

Đặc biệt, về thái độ của khách hàng về ngành bảo hiểm, những khủng hoảng vừa qua đã đẩy chỉ số cảm xúc tiêu cực tăng cao nhất trong 3 năm qua.

Kết quả phân tích của Vietnam Report cho thấy, nếu như năm 2022, trong các cuộc thảo luận về chủ đề bảo hiểm, cảm xúc chủ đạo của khách hàng đa số là trung tính (chiếm 61,5%), tiêu cực chỉ có 2,2%, thì sau khi những sự việc trên liên tiếp xảy ra, chỉ số cảm xúc tiêu cực của khách hàng đã được đẩy lên 54,0% (gấp 19 lần).

Theo kết quả khảo sát nhận thức về sản phẩm bảo hiểm của người tiêu dùng được Vietnam Report thực hiện trong tháng 5-6/2023, có đến 55,8% người trả lời chưa thật sự hiểu về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà mình đang tham gia. Trong đó, sản phẩm liên kết đầu tư chính là loại sản phẩm có đến 97,9% khách hàng đang tham gia nhưng không hiểu rõ về loại sản phẩm này, tiếp đến là bảo hiểm hỗn hợp (83,3%) và bảo hiểm trả tiền định kỳ (80,2%).

“Đây là một kết quả đáng báo động khi khách hàng không thật sự hiểu về các điều khoản, quyền và nghĩa vụ với sản phẩm bảo hiểm mà mình đang tham gia, dẫn đến tình trạng khách hàng khiếu nại bồi thường sai, gây ra sự hiểu nhầm không đáng có về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ…”, chuyên gia Vietnam Report phân tích.

Tuy vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tỏ ra khá lạc quan do còn nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, theo khảo sát của Vietnam Report, 72,7% doanh nghiệp và chuyên gia trả lời khảo sát cho rằng, công nghệ bảo hiểm (Insurtech) phát triển mạnh mẽ và áp dụng trong tất cả các giai đoạn của chuỗi giá trị ngành là cơ hội lớn nhất thúc đẩy sự phục hồi cho toàn ngành. Thị trường Insurtech tại Việt Nam được dự đoán sẽ sớm đạt mức hàng chục tỷ USD và phát triển gần 50% mỗi năm theo báo cáo của Google và Bain năm 2022.

Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đã hiện diện trong mọi lĩnh vực của chuỗi giá trị bảo hiểm, từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đến thiết kế sản phẩm, bán sản phẩm rồi quản lý hợp đồng bảo hiểm và thẩm định. Việc tăng cường áp dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp xác định rõ được tập khách hàng tiềm năng và có nhu cầu mua sản phẩm, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thêm thời gian, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động…

Cùng với đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, được 54,5% doanh nghiệp kỳ vọng là yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển ổn định, bền vững. Những quy định mới khắt khe hơn về mặt nhân sự đối với các tổ chức tín dụng có kinh doanh bảo hiểm sẽ giúp nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn cho kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng, từ đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm khai thác tốt hơn kênh phân phối này.

Mặt khác, kênh phân phối bảo hiểm đa dạng cũng là một những cơ hội chính của ngành bảo hiểm. Theo các chuyên gia và doanh nghiệp bảo hiểm, trong năm 2023, ngành bảo hiểm sẽ đẩy mạnh thêm kênh phân phối mới – bảo hiểm nhúng (Embedded Insurance) hay bảo hiểm bán kèm, mang lại tiện ích và trải nghiệm mới cho khách hàng với mức phí bảo hiêm rẻ hơn và cũng không cần các thủ tục rườm rà. Đây còn là xu hướng phát triển tiềm năng của thị trường bảo hiểm toàn cầu, có thể đem lại nguồn thu phí bảo hiểm lên đến 2.500 tỷ USD trong 10 năm tới, chiếm khoảng 16% tổng doanh thu phí bảo hiểm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều