Miễn thuế xuất khẩu sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn

(HQ Online) - Theo quy định, sản phẩm xuất khẩu thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn nếu đáp ứng đủ điều kiện tại điểm b khoản 19 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và khoản 23 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì được miễn thuế khi xuất khẩu.
Gia hạn và xử lý thuế thế nào với hàng tái nhập để sửa chữa, tái chế?
Khó miễn thuế XK với sản phẩm từ hoạt động tái chế khi chưa có danh mục của Bộ TNMT
Miễn thuế XK với sản phẩm từ hoạt động tái chế phải cần có xác nhận của Bộ TNMT

Công ty TNHH Ngọc Thiên đề nghị cơ quan Hải quan giải đáp thắc mắc liên quan đến việc miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm nhôm thỏi được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, điểm b khoản 19 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thuộc trường hợp được miễn thuế xuất khẩu. Tại khoản 3 Điều 25 và khoản 6 điều 40 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục hoặc tiêu chí để xác định sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.

Miễn thuế xuất khẩu sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn
Nhôm thỏi. Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo đó, khoản 3 Điều 44 Nghị định 19/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 23 Điều 2 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định về ưu đãi thuế xuất khẩu: “Sản phẩm từ hoạt động tải chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại) quy định tại khoản 12 phụ lục 3 mục 2 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải”.

Cũng tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định: “Cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải là cơ sở hoạt động phù hợp với chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư, văn bản đăng ký đầu tự và các giấy tờ khác tương đương; có nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động tái sử dụng, tải chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải (bao gồm các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường, y tế thông thường) đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Trong đó, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Tại Giấy chứng nhận đầu tư số 0510100584 ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên chứng nhận Công ty TNHH Ngọc Thiên đăng ký thực hiện dự án đầu tư Nhà mày xử lý chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu với mục tiêu tái chế kim loại màu (Quy mô 5.000 tấn/năm).

Do đó, đối chiếu với các quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp Công ty TNHH Ngọc Thiên có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, sản phẩm xuất khẩu thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn nếu đáp ứng điều kiện tại điểm b khoản 19 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; khoản 23 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì được miễn thuế xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, Công ty TNHH Ngọc Thiên chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên.

Tổng cục Hải quan cũng giao Cục Hải quan Hà Nội nơi doanh nghiệp có nhà máy tái chế, xử lý chất thải tổ chức kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với hồ sơ xuất khẩu sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn, các chứng từ, tài liệu có liên quan, thực tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo việc xử lý miễn thuế xuất khẩu theo đúng quy định.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

(HQ Online) - 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều