Lãi vay cao khiến doanh nghiệp "thua" từ điểm khởi đầu trong xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham gia trực tiếp vào thương mại quốc tế tăng nhanh trong thời gian vừa qua, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Gỡ khó tiếp cận nguồn tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tình hình mới Nhập khẩu các mặt hàng đầu vào cho sản xuất xuất khẩu khởi sắc Thêm điểm tựa để doanh nghiệp xuất nhập khẩu lấy lại đà tăng trưởng
Lãi vay cao khiến doanh nghiệp
Ngân hàng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ảnh: ST

Nhận xét về tiềm năng xuất nhập khẩu của các DNNVV, TS Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho hay, thị trường xuất khẩu của các DNNVV không ngừng được đa dạng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản cũng như các sản phẩm mà DNNVV có lợi thế cạnh tranh. Nhờ thế, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của các DNNVV không ngừng được mở rộng và tăng cao...

Phát biểu tại Hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu cho DNNVV Việt Nam” do Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức vào ngày 26/10/2023, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm đã nêu lên một số hạn chế, thách thức đối với DVNVV.

Trong đó, các DNNVV còn thiếu năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng các quy định của thị trường, khó tìm kiếm khách hàng và tiếp cận thị trường mới… Một phần nguyên nhân của khó khăn này là do thiếu nguồn lực tài chính để nâng cao năng suất chất lượng, đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng... để đáp ứng yêu cầu thị trường. Nghiên cứu của VCCI những năm gần đây cho thấy, tiếp cận tín dụng và tìm kiếm khách hàng luôn là hai vấn đề gây khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp.

TS Nguyễn Văn Hội cũng nhận định, việc xây dựng các chiến lược, chính sách về tín dụng chưa tiếp cận sát với nhu cầu của các DNNVV, quá trình triển khai chiến lược, chính sách tín dụng còn bộc lộ một số vướng mắc cần tháo gỡ.

"Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được vay ưu đãi nhiều từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tập đoàn mẹ với lãi suất thấp, trong khi lãi suất vay của các DNNVV Việt Nam cao nên bị thua ngay từ điểm khởi đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu", TS Hội nhấn mạnh.

Do vậy, theo các chuyên gia, DNNVV Việt Nam cần giải pháp tài chính phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu.

Theo đó, về chính sách tài chính, tín dụng, các DNNVV cần cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn đầu tư phát triển xuất khẩu. Các doanh nghiệp kiến nghị nghiên cứu và bổ sung cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư đổi mới công nghệ để hỗ trợ các DNNVV đáp ứng yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là về đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp cho hàng hóa xuất khẩu...

Hiện các tổ chức tín dụng đều cung cấp các sản phẩm về tài trợ thương mại, tín dụng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu cùng các giải pháp hỗ trợ trước rủi ro tỷ giá…

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương khuyến nghị cần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ cho các DNNVV xuất khẩu trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều