Kiến nghị ưu tiên doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong chương trình hỗ trợ

(HQ Online) - Đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ảm đạm hơn, nên các doanh nghiệp kiến nghị đưa ra ưu tiên cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong các chương trình hỗ trợ.
Nữ doanh nhân đóng vai trò lớn trong chèo lái con thuyền doanh nghiệp
Doanh nhân nữ khẳng định bản lĩnh qua 2 năm Covid-19
20,2 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Báo cáo “Kiên cường vượt sóng: Kết quả điều tra các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dưới tác động của đại dịch Covid-19”.
Hội thảo công bố Báo cáo “Kiên cường vượt sóng: Kết quả điều tra các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dưới tác động của đại dịch Covid-19”.

Báo cáo “Kiên cường vượt sóng: Kết quả điều tra các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dưới tác động của đại dịch Covid-19” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) thông qua Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Chương trình Aus4Reform) được công bố ngày 14/11 cho thấy, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nhìn nhận về môi trường kinh doanh năm 2021 ở mức trung bình khá, có cải thiện nhẹ so với năm 2020.

Trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế gặp khó khăn, báo cáo của VCCI nhận xét, đánh giá này của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chứng tỏ các lĩnh vực điều hành kinh tế địa phương nói chung đã có chuyển biến tích cực.

Các lĩnh vực của môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ là: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, gia nhập thị trường và đào tạo lao động.

Đặc biệt, tác động của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua là tiêu cực tới phần lớn doanh nghiệp, doanh thu sụt giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có bị giảm doanh thu năm 2020 so với 2019 cao hơn tỷ lệ doanh nghiệp do nam giới làm chủ bị giảm doanh thu, mức giảm doanh thu của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng cao hơn.

Vì thế, báo cáo nhận định, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ảm đạm hơn, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi giảm, tỷ lệ doanh nghiệp bị thua lỗ tăng. Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có kết quả kinh doanh trong năm 2020 và 2021 kém hơn các năm trước đó và kém hơn so với các doanh nghiệp do nam giới làm chủ.

Trước những khó khăn này, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã áp dụng nhiều biện pháp ứng phó cũng như tăng cường tiếp cận các chính sách hỗ trợ. Mặc dù vậy, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, nhiều chính sách còn khó tiếp cận. Chẳng hạn, mức độ hiểu biết về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khiêm tốn, dù Luật này có hiệu lực thi hành từ 2018.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho hay, chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 là tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020 là chưa đạt được. Nên để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, tiến tới đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021–2030 nói trên cần sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía, trên nhiều phương diện khác nhau, đặt ra những mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Theo đó, báo cáo của VCCI đưa ra một số khuyến nghị như, các địa phương cần đưa ra ưu tiên cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ở tất cả các địa phương, hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng một cách bình đẳng đối với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị, Chính phủ xem xét các chính sách hỗ trợ tài khóa cụ thể đã được triển khai cần được xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, mức độ hỗ trợ, thời gian hỗ trợ. Cần tập trung cải thiện hiệu quả của công tác tuyên truyền và thực thi đối với các gói chính sách hỗ trợ đã ban hành. Các quy trình, giai đoạn thẩm định cần được đơn giản hóa tối đa, tập trung vào giai đoạn hậu kiểm và các chế tài xử phạt đối với các hành vi trục lợi chính sách.

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ xem xét đưa vấn đề tạo thuận lợi và thúc đẩy doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển vào trong Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

Đọc tiếp

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều