Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp bắt nhịp xu thế thị trường

(HQ Online) - Theo khảo sát của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ nội địa hóa của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% cách đây 10 năm lên 37% vào năm 2022.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với "bài toán khó" để tham gia chuỗi cung ứng
Tìm cách Tìm cách "chen chân" vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Tạo chuỗi cung ứng cho hợp tác giữa doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội - Tô Châu Tạo chuỗi cung ứng cho hợp tác giữa doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội - Tô Châu

Cũng theo thống kê trong năm 2022, tỷ lệ thu mua nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng của các công ty Nhật Bản từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ ở mức rất thấp là 15%, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 44,7%, Ấn Độ là 36%, Thái Lan là 23%, Malaysia là 21,6%...

Vì thế, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO nhận xét, dù tỷ lệ này đã tăng nhưng vẫn còn rất chậm so với tốc độ phát triển kinh tế của hai nước. Bởi theo thống kê trong 10 năm qua, giá trị thương mại của Nhật Bản với Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là đối tác rất quan trọng khi đứng thứ 3 theo quốc gia về giá trị tích lũy và đứng thứ 2 về số lượng dự án đầu tư.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt trên 24 tỷ USD, nhập khẩu đạt trên 23 tỷ USD. Về đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam năm 2022 có tổng vốn đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ.

Cũng về vấn đề này, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho hay, Việt Nam hiện đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nhưng chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, sức mua toàn cầu đều đang giảm nên Bộ Công Thương đã tích cực hỗ trợ kết nối doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm quốc tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp bắt nhịp xu thế thị trường
Đại diện các đơn vị tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác công bố triển lãm SIE và VME vào ngày 20/6. Ảnh: H.Dịu

Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, điều quan trọng là làm thế nào để ngành công nghiệp sản xuất và các ngành phụ trợ có thể kịp thời thay đổi và tạo nên những biến chuyển đột phá, giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp trọng điểm trong khu vực. Cùng với đó là cần giải pháp để các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau để bắt nhịp cùng các xu hướng chuyển đổi số…

Các chuyên gia cũng nhận định, áp lực tăng trưởng sau đại dịch đã thúc đẩy tiến trình tăng cường hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa nguồn lực của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Bên cạnh những thách thức từ bất ổn kinh tế thế giới, xu hướng chuyển đổi thị trường sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam hứa hẹn sẽ góp phần tạo ra những cơ hội đầu tư và hợp tác cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ biết kịp thời bắt nhịp cùng xu thế thị trường.

Trước bối cảnh đó, ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc Công ty RX Tradex Việt Nam chia sẻ, Công ty sẽ hợp tác cùng JETRO – Văn phòng đại diện tại Hà Nội và Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (SIE) lần thứ 10 và Triển lãm Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME) lần thứ 14 tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội từ ngày 9 đến 11/8/2023.

Dự kiến, “triển lãm kép” này sẽ có sự sự góp mặt của hơn 200 đơn vị triển lãm là các nhà sản xuất, phân phối kinh doanh, các hãng chế tạo công nghệ và máy móc tiên tiến đến từ 20 quốc gia; nhiều hoạt động sẽ được tổ chức xuyên suốt 3 ngày triển lãm để hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, giao thương cùng các đại lý, nhà phân phối và đối tác kinh doanh. Trong đó, triển lãm SIE sẽ có 22 doanh nghiệp trưng bày của Nhật Bản mong muốn được mua hàng từ các nhà sản xuất địa phương Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều