Hệ thống ngân hàng cần bổ sung vốn thêm 10,7 tỷ USD

(HQ Online) - Trong báo cáo mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, vốn hóa của ngành ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện, song tỷ lệ an toàn vốn (CAR) còn thấp so với các ngân hàng khu vực.
Nhu cầu vay vốn tăng, ngân hàng nâng "chất" cho “room” tín dụng
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Sôi động chuyện cổ tức, tìm nhà đầu tư chiến lược
Lãi suất ít biến động, nhưng chu kỳ “tiền rẻ” đã kết thúc
Ngân hàng Việt vẫn mỏng vốn. Ảnh: ST
Ngân hàng Việt vẫn mỏng vốn. Ảnh: ST

Cụ thể, Fitch Ratings cho rằng, trong những năm gần đây, vốn hóa của ngành ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện nhờ khả năng sinh lời tốt và các ngân hàng tích cực tăng vốn đáp ứng yêu cầu Basel II.

Tổ chức này ước tính, các ngân hàng chưa tuân thủ Basel II chỉ cần huy động thêm 0,6 tỷ USD vốn mới để đáp ứng yêu cầu CAR tối thiểu của Basel II là 8% trước thời hạn thực hiện vào tháng 1/2023.

Tuy nhiên, Fitch Ratings đánh giá, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn mỏng vốn nếu so sánh với các ngân hàng quốc tế cũng như đặt trong môi trường kinh doanh rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của khối ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân tuân thủ Basel II ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các ngân hàng tại các thị trường lớn ở Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, nợ xấu thực tế của các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn con số báo cáo do nhiều khoản vay có vấn đề chưa được tính vào – là những khoản nợ được cơ cấu lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Ngoài ra, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đứng hàng đầu thế giới này cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng cho vay nhanh sẽ khiến việc nâng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng Việt trở nên khó khăn trong 2-3 năm tới.

Trước đó, một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế cũng đánh giá, mức đệm vốn của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam còn mỏng, một số tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và an toàn của các ngân hàng.

NHNN cho biết, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%, nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế. Nếu tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô.

Nói về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, khu vực ngân hàng Việt Nam luôn chịu áp lực tăng vốn do nền vốn còn mỏng trong khi tín dụng, đầu tư tăng khá cao và nguy cơ nợ xấu tăng cao đang hiện hữu. Vị chuyên gia này dự báo, nợ xấu nội bảng được dự kiến trong khoảng 2,3-2,5%, nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, con số này thậm chí có thể ở mức cao hơn từ năm 2024.

Vì thế, trước những áp lực nêu trên, Fitch Ratings ước tính, hệ thống ngân hàng sẽ cần thêm vốn bổ sung lên tới 10,7 tỷ USD (tương đương khoảng 2,9% GDP) để đảm bảo khoản dự phòng rủi ro cho vay, đồng thời duy trì hệ số CAR ở mức 10%.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(HQ Online) - Đánh dấu 1 thập kỷ phát triển, WinCommerce (đơn vị vận hành hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN) triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Trong đó, toàn hệ thống sẽ phủ đầy hàng hóa với giá bình ổn, kèm theo vô vàn khuyến mại và các hoạt động vui chơi giải trí “săn” quà tặng hấp dẫn nhằm tri ân tất cả khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian qua.
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

(HQ Online) - Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Đọc nhiều