Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Sôi động chuyện cổ tức, tìm nhà đầu tư chiến lược

(HQ Online) - Mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 của ngành ngân hàng năm nay sẽ được tổ chức trong tháng 4, sớm hơn so với năm 2021. Hàng loạt ngân hàng đã đặt kế hoạch tăng vốn, chia cổ tức… đầy hấp dẫn.
Nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội "lướt sóng" ở các cổ phiếu đang bước vào nhịp tăng nóng
Sôi động thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cần cẩn trọng
Nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu dẫn dắt
NHNN cho biết đã chỉ đạo các ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền để tập trung nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp. 	Ảnh: ST
NHNN cho biết đã chỉ đạo các ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền để tập trung nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh: ST

Hấp dẫn cổ tức

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vào ngày 29/4 tới đây, BIDV dự kiến phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25,77%. Sau phát hành, vốn điều lệ BIDV sẽ tăng từ 40.220 tỷ đồng lên hơn 50.585 tỷ đồng. Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho hay ngân hàng dự kiến vốn tăng thêm được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, nâng quản trị rủi ro... BIDV cũng sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, bán lẻ...

Vietcombank đã thông báo sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào 8/4. Theo kế hoạch, năm nay, Vietcombank phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6% (tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ được nhận 276 cổ phiếu mới). Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng thêm 10.236 tỷ đồng, lên hơn 47.325 tỷ đồng. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ vào đầu năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank đã đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tạo điều kiện để Vietcombank tiếp tục tăng vốn bằng cách cho phép ngân hàng giữ lại lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời, có lộ trình tăng giới hạn sở hữu nước ngoài, trước mắt là tăng lên 35%.

Hàng loạt ngân hàng khác như: VIB, ACB, MSB, OCB, SHB… tiếp tục có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ từ 15-30%. Lãnh đạo MSB cho biết, ngân hàng sẽ trình ĐHĐCĐ qua việc chia cổ tức năm 2021, tỷ lệ 30% bằng cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ. Ngân hàng muốn tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với tiêu chuẩn chung, nhưng vẫn sẽ đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Có thể thấy, những năm gần đây, các ngân hàng lựa chọn phương án phát hành cổ tức bằng cổ phiếu thay vì chia tiền mặt, bởi cách này giúp tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, thông qua đó ngân hàng có dư địa tăng trưởng tín dụng tốt hơn, nhưng đồng thời cũng là năm thứ hai đáp ứng yêu cầu của NHNN về tiết giảm chi phí hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của đại dịch. Hơn nữa, với các nhà đầu tư, giá cổ phiếu “vua” ngành ngân hàng vẫn còn dư địa tăng nhờ triển vọng kinh doanh tích cực.

Tuy vậy, vẫn có không ít ngân hàng không chia cổ tức, để dành lợi nhuận cho các kế hoạch tăng vốn và kinh doanh. Điển hình như Eximbank, không thể chia cổ tức trong vòng 9 năm qua do những tranh cãi nội bộ và phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Tiếp tục tìm nhà đầu tư chiến lược

Bên cạnh chia cổ tức cao, nhiều ngân hàng còn có kế hoạch nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại), tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược trong năm 2022. Mới đây, VPBank đã điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng từ 15% lên 17,5% vốn điều lệ. Tại buổi gặp gỡ trao đổi về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh mới đây, VPBank cho biết, việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vẫn đang theo đúng kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2022. Cũng theo lãnh đạo VPBank trong năm 2022, ngân hàng tiếp tục củng cố nền tảng vốn bằng việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Đối tác ngoại được đồn đoán là Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC).

Tương tự, lãnh đạo MSB cũng cho hay, các kế hoạch liên quan tăng vốn, MSB sẽ xin ĐHĐCĐ thông qua và triển khai trong năm 2022. Trong đó, ngân hàng đang hướng đến các nguồn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và đang làm việc với một số bên để có kế hoạch cụ thể.

Tại OCB, đại diện ngân hàng này cũng cho biết đang đàm phán với đối tác ngoại để bán tiếp phần còn lại, chốt “room ngoại” theo quy định dưới trần 30%. Vấn đề quan trọng là về giá, nếu hai bên thống nhất được, sẽ hoàn tất sớm thương vụ này trong nửa đầu năm 2022. Sacombank cũng sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau hoàn tất tái cơ cấu trong năm 2022…

Hiện nhiều ngân hàng đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mức tăng trưởng đầy tham vọng. Chẳng hạn, MSB dự kiến lợi nhuận năm 2022 đạt 6.800 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%; VIB dự kiến đạt lợi nhuận kỷ lục 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021; OCB dự kiến tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25-30%... Trong khi đó, các chuyên gia SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình của các ngân hàng năm 2022 là 21% so với năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng 13% của 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI.

Theo nhận định của ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần AzFin Việt Nam, năm 2022 sẽ không có sóng tăng giá với cổ phiếu ngân hàng, nhưng những thông tin về tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu, nới room… được kỳ vọng giúp các ngân hàng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, từ đó làm cho hệ số an toàn vốn (CAR) cao hơn để tiến đến đáp ứng được tiêu chuẩn Basel III, điều này sẽ hỗ trợ cổ phiếu ngân hàng trong trung và dài hạn.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đề xuất quy định tháo gỡ vướng mắc ký quỹ trước giao dịch

Đề xuất quy định tháo gỡ vướng mắc ký quỹ trước giao dịch

(HQ Online) - Theo dự thảo thông tư sửa đổi 4 thông tư liên quan đến giao dịch chứng khoán nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến vấn đề ký quỹ trước giao dịch, cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước thời điểm đặt lệnh mua chứng khoán. Sau 2 tháng lấy ý kiến, dự thảo thông tư này sẽ được hoàn thiện để trình Bộ Tài chính thông qua.

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều