Hàng nhập khẩu được miễn thuế nếu phù hợp với Danh mục và sử dụng đúng mục đích

(HQ Online) - Theo quy định, xem xét miễn thuế nhập khẩu đối với trường hợp có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu phù hợp với Danh mục miễn thuế và thực tế sử dụng đúng mục đích cho dự án, hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Rà soát, chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa để lựa chọn mã loại hình
Mức giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 1.000 đồng/lít đã phù hợp?
Sửa Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế

Trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu gặp vướng trong xử lý miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ cho Dự án “Đường ống dẫn khi Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh”.

Theo Tổng cục Hải quan, tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT đã quy định rõ về chính sách thuế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục miễn thuế.

Cũng trên cơ sở ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các công văn số 7239/BKHĐT-KTCN ngày 30/10/2020, số 901/BKHĐT-KTCN ngày 22/2/2021, số 2378/BKHĐT-KTCN ngày 27/4/2021 về hàng hóa trong nước chưa sản xuất được, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu căn cứ các quy định nêu trên để rà soát, đối chiếu thông tin về hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan với Danh mục miễn thuế đã đăng ký với cơ quan Hải quan để giải quyết các trường hợp phát sinh cụ thể.

Công chức Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát hàng hóa XNK tại khu vực cảng Cái Mép. 	Ảnh: N.H
Công chức Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát hàng hóa XNK tại khu vực cảng Cái Mép. Ảnh: N.H

Trong đó, trường hợp có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu phù hợp với Danh mục miễn thuế, thực tế hàng hóa sử dụng đúng mục đích cho dự án, hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì xem xét thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định.

Liên quan đến việc khai bổ sung tờ khai nhập khẩu sau thông quan, tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan; điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định trường hợp khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan thì doanh nghiệp không được khai bổ sung đối với các nội dung liên quan đến giấy phép xuất nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.

Cũng theo hướng dẫn tại mục “1.38. Giấy phép nhập khẩu” mẫu số 01 phụ lục 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì người khai hải quan phải nhập chỉ tiêu thông tin này trong các trường hợp: hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục trừ lùi; Danh mục đầu tư miễn thuế đăng ký ngoài hệ thống; Danh mục thiết bị đồng bộ; Danh mục hàng hóa nhập khẩu ở dạng nguyên chiếc tháo rời phải nhập nhiều lần, nhiều chuyến; Danh mục vật tư thiết bị nhập khẩu để phục vụ đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe; Danh mục vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất cơ khí trọng điểm; văn bản xác định trước trị giá, văn bản xác định trước mã và văn bản xác định xuất xứ; số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.

Theo đó, Danh mục miễn thuế không phải là giấy phép nhập khẩu nên không thuộc trường hợp không được khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan và điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 11 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Do đó, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu cần hướng dẫn doanh nghiệp khai tờ khai nhập khẩu bổ sung sau thông quan để khai báo các thông tin liên quan đến hàng hóa miễn thuế theo quy định.

Trong đó, tại chỉ tiêu thông tin “4.32. phần ghi chú (sau khi khai bổ sung)” thuộc chỉ tiêu thông tin tờ khai bổ sung sau thông quan trên Hệ thống theo quy định tại điểm 4.2 phụ lục 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện khai báo nội dung về mã miễn thuế theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu, số Danh mục miễn thuế đã thông báo với cơ quan Hải quan, số thứ tự dòng hàng trên Danh mục miễn thuế của hàng hóa khai bổ sung; không sử dụng chỉ tiêu thông tin “4.53. Mã xác định thuế suất trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)”, “4.59. Mã xác định thuế suất sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)” để khai báo bổ sung các thông tin nêu trên.

Sau đó, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế có hiệu lực tại thời điểm xử lý miễn thuế nhập khẩu.

Đối với việc xử lý tiền thuế nộp thừa, tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH4 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC quy định về thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

Theo đó, trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thì được xem xét xử lý số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH4, Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều