Căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa để lựa chọn mã loại hình
Ngày 1/4/2015, Tổng cục Hải quan đã có công văn 2765/TCHQ-GSQL hướng dẫn về mã loại hình xuất nhập khẩu trên Hệ thống VNACCS.
Công chức Hải quah Ninh Bình rà soát dữ liệu về doanh nghiệp. Ảnh: H.Nụ |
Cụ thể, mã loại hình A11- nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu), sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.
Mã loại hình A41- nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).
Mã loại hình B11- xuất kinh doanh, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất).
Mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu, sử dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu của các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan); hàng hóa là nguyên phụ liệu dư thừa của hợp đồng gia công xuất trả bên đặt gia công ở nước ngoài; hàng hóa là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến, máy móc, thiết bị được miễn thuế, thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài.
Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất) thì sử dụng mã loại hình A41. Mã loại hình A11 và A41 bản chất đều là nhập kinh doanh, việc phân loại mã loại hình A11 hoặc A41 nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu theo quyền nhập khẩu.
Theo đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng của hàng hóa xuất khẩu để lựa chọn mã loại hình B11 hoặc B13 như quy định hiện hành. Đối với các tờ khai xuất khẩu theo mã loại hình B11, việc quản lý được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro thông qua việc phân luồng tờ khai; đối với các tờ khai xuất khẩu mã loại hình B13, cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa 100% lô hàng.
Trường hợp khai báo theo mã loại hình B13 doanh nghiệp phải kê khai chính xác, trung thực hàng hoa tái xuất thuộc tờ khai nhập khẩu nào trước đây trên tờ khai xuất khẩu.
Ý kiến bạn đọc