Hàng loạt ngân hàng nâng lãi suất thu hút tiền gửi

(HQ Online) - Sau khi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn được NHNN điều chỉnh từ 4% lên 5%/năm, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm.
Tăng lãi suất điều hành giúp giảm áp lực lên tỷ giá, cải thiện thanh khoản ngân hàng
Từ 23/9, Ngân hàng Nhà nước tăng một loạt lãi suất điều hành
FED tăng lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu giữ ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay
undefined
Cac' chuyên gia tại đây dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng. Ảnh: Internet

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định nâng mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng đã tăng 0,3%/năm lên 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1%/năm lên 5%/năm, áp dụng từ 23/9.

Vì thế, hàng loạt ngân hàng thương mại đã đưa ra biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới theo thay đổi này, mặc dù trước đó, một số ngân hàng thương mại đã nhiều lần tăng mạnh lãi suất huy động ở hầu hết kỳ hạn.

Cụ thể, tại ACB, với kỳ hạn 1- 3 tháng, ACB áp dụng mức tối đa cho phép là 5%/năm (riêng kỳ hạn 1 tháng với tiền gửi dưới 100 triệu đồng là 4,9%/năm).

Không chỉ tại các kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động các kỳ hạn dài trên 6 tháng cũng được ACB đồng loạt tăng từ 0,3-0,5 điểm %. Trong đó, lãi suất cao nhất mà ngân hàng niêm yết đã lên tới 7,3%/năm áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng đối với khách hàng ưu tiên và 7,2%/năm cho khách hàng thường (kỳ hạn 36 tháng).

Tương tự, SHB cũng niêm yết biểu lãi suất mới. Theo đó, với các kỳ hạn 1-5 tháng, SHB áp dụng mức lãi suất dao động từ 4,2-4,9%/năm. Kỳ hạn 6-8 tháng, mức lãi suất cao nhất là 6,2%/năm; kỳ hạn 18-36 tháng từ 7,1-7,35%/năm.

Biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 23/9 của SCB đã được điều chỉnh tăng mạnh ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Trong đó, lãi tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng này đã tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm. Lãi tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng trước đó được SCB trả lãi suất ở mức 4%/năm nay cũng tăng lên 4,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2-5 tháng.

KienlongBank cũng vừa công bố biểu lãi suất các kỳ hạn từ 1-5 tháng, mức lãi suất huy động sau điều chỉnh tăng kịch trần lên đến 5% so với mức 4% ở chu kỳ trước. Đáng chú ý hơn, với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng, KienlongBank cũng điều chỉnh tăng 0,3% lên đến 0,5%.

Tương tự, VietCapital Bank cũng nhanh chóng áp dụng mức trần lãi suất 0,5% cho kỳ hạn dưới 1 tháng; 5% cho các kỳ hạn 1-5 tháng; Ngân hàng này cũng là một trong những ngân hàng có biểu lãi suất các kỳ hạn dài tương đối cao: 7,3%/năm đối với kỳ hạn 12-18 tháng và 7,5%/năm với kỳ hạn 24 tháng, áp dụng cho tiền gửi online.

Trong khi đó, tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, lãi suất huy động cao nhất vẫn ở dưới 6%/năm. Ở các kỳ hạn 1-5 tháng, những ngân hàng này cũng chỉ niêm yết 3,1-3,4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tối đa.

Theo nhiều dự báo, những ngày tới sẽ tiếp tục có thêm những đợt tăng lãi suất mới từ các ngân hàng thương mại, sau khi được NHNN nới trần lãi suất huy động. Nhiều chuyên gia nhận định, động thái nâng trần lãi suất huy động của NHNN là phù hợp với tình hình hiện nay khi tốc độ tăng trưởng huy động vốn chậm hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng khiến thanh khoản nhiều ngân hàng trở nên căng thẳng thời gian qua. Việc nâng loạt lãi suất điều hành của NHNN có thể sẽ kích thích người dân gửi tiền nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng thời gian tới.

Báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm % trong những tháng cuối năm 2022, đưa lãi suất tiền gửi bình quân cho kỳ hạn 12 tháng tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022. Dù vậy, mức lãi suất này vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó, lãi suất bình quân đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023.

Nếu VND mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu

Phân tích thêm về vấn đề này, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, việc để VND mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước, do đó, ưu tiên lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ phải cố gắng giữ tỷ giá ổn định, từ đó hạ nhiệt lạm phát. Theo ông Quang, không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giá.

“Nếu chúng ta giữ mặt bằng lãi suất quá thấp, ổn định quá lâu trong bối cảnh thế giới biến động lớn như thế sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô khác”, ông Phạm Chí Quang nói.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều