Gia hạn doanh nghiệp ưu tiên với Samsung Thái Nguyên

(HQ Online) - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký Quyết định 1136/QĐ-TCHQ gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC đối với Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên (KCN Yên Bình, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên).
Đình chỉ áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty Foster
Thêm một thành viên của Samsung được gia hạn ưu tiên về hải quan
Samsung Display và Hansol được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Hoya Glass Disk Việt Nam được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái trao quyết định công nhận DN ưu tiên và tặng hoa chúc mừng đại diện SEVT ngày 3-3-2014. Ảnh: T.Bình.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái trao quyết định công nhận DN ưu tiên và tặng hoa chúc mừng đại diện SEVT ngày 3/3/2014. Ảnh: T.Bình.

Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 26 Thông tư 72 và khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 72.

SEVT được Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 19/3/2013 với tổng số vốn đầu tư dự án là 2 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là sản xuất, lắp ráp và gia công các loại thiết bị điện thoại di động và các phụ tùng, linh kiện, phụ kiện của thiết bị điện thoại di động, nghiên cứu và phát triển các loại thiết bị di động, điện tử và viễn thông công nghệ cao; sản xuất, lắp ráp và gia công các sản phẩm điện - điện tử và viễn thông như các loại thiết bị công nghệ internet băng rộng không dây, máy tính xách tay, camera kĩ thuật số, máy hút bụi thông minh…

SETV được công nhận doanh nghiệp ưu tiên lần đầu năm 2014.

Hiện cả nước có cả nước có 69 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên, trong đó có 47 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hàn Quốc, Nhật Bản… là những quốc gia có nhiều doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam.

Theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính, một trong những điều kiện để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên liên quan đến kim ngạch xuất nhập khẩu.

Cụ thể: 1, doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên;

2, doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên;

3, doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.

4, đại lý thủ tục hải quan, số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 là kim ngạch bình quân của 2 năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.

Thông tư 72 quy định không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

Đọc tiếp

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều