Thực hiện miễn thuế đối với linh kiện nhập khẩu sản xuất máy thở của Vinsmart

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện miễn thuế NK đối với linh kiện NK sản xuất máy thở để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 của Công ty CP nghiên cứu và sản xuất Vinsmart (gọi tắt là Vinsmart) theo Quyết định số 1372/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Linh kiện nhập khẩu để sản xuất máy thở có được miễn thuế?
Miễn thuế linh kiện NK sản xuất máy thở phục vụ phòng chống dịch Covid-19
Máy thở phục vụ phòng chống dịch Covid-19 không phải thực hiện nghĩa vụ thuế
Máy thở phục vụ phòng, chống Covid-19 có được hưởng chính sách ưu đãi thuế?
Bộ Y tế cấp lưu hành cho máy thở Vsmart VFS-510

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ Quyết định 1372/QĐ TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức kiểm tra, rà soát các tờ khai hàng hóa NK tại phụ lục kèm theo quyết định này. Trong đó, nếu Vinsmart đã nộp thuế NK thì xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH13 ngày 13/6/2019.

Máy thở là 1 trong 12 mặt hàng được bổ sung vào
Ảnh minh họa.

Trước đó, ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1372/QĐ-TTg về việc miễn thuế NK đối với linh kiện NK sản xuất máy thở để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 của Vinsmart.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý miễn thuế NK đối với linh kiện NK sản xuất máy thở để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn từ ngày 1/4/2020 đến ngày 10/11/2020 của Vinsmart.

Trường hợp Vinsmart đã nộp thuế NK thì được xử lý số thuế NK đã nộp theo quy định pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Vinsmart có trách nhiệm sử dụng hàng hóa NK miễn thuế đúng mục đích được miễn thuế.

Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, Vinsmart phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp thuế theo quy định của pháp luật trước khi thay đổi mục đích.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều