Thống nhất thực hiện chính sách thuế đối với hàng nhập sản xuất XK đưa đi thuê gia công

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất chính sách thuế cũng như các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng XK được đưa đi thuê gia công.
Thuế GTGT đối với hàng nhập thuê DN chế xuất gia công được tính như thế nào?
Thực hiện chính sách thuế GTGT đối với hàng hóa thuê DN chế xuất gia công lại
Chính phủ thống nhất miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu

Căn cứ các quy định hiện hành, đối với chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được đưa đi thuê gia công Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất quy định tại Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020

Theo đó, quy định tại Nghị quyết số 178/NQ-CP: “Chính phủ thống nhất đề nghị của Bộ Tài chính về việc hàng hóa NK để sản xuất XK mà DN có đưa một phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để thuê DN khác gia công hoặc thuê DN khác gia công một hoặc một số công đoạn của sản phẩm và đã nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất XK hoặc nhận lại thành phẩm để XK toàn bộ ra nước ngoài thì được miễn thuế NK theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan hoàn trả số tiền thuế ấn định mà DN đã nộp theo quy định, không truy thu thuế đối với các trường hợp chưa nộp tiền thuế ấn định; có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách”.

Do vậy, để thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan đề nghị: đối với hàng hóa NK để sản xuất XK đăng ký tờ khai hải quan từ ngày 1/9/2016 (ngày Luật Thuế XK, thuế NK có hiệu lực), DN có đưa một phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để thuê DN khác gia công hoặc thuê DN khác gia công một hoặc một số công đoạn của sản phẩm và đã nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất xuất khẩu hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khẩu toàn bộ ra nước ngoài thì được miễn thuế NK theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13.

2528-179cec2e-8705-491c-a82f-1ac3d2f36eee
CBCC Hải quan Hữu Nghị kiểm tra mặt hàng nguyên phụ liệu gia công NK. Ảnh: H.Nụ

Tổng cục Hải quan giao các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư NK, hàng hóa XK của DN sử dụng hàng hóa NK để sản xuất XK. Trường hợp DN NK hàng hóa để sản xuất hàng XK thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro, DN NK nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc XK sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất, số liệu quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hàng hóa XK có sự chênh lệch bất thường so với số liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan thì cơ quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN để xác định hàng hóa NK để sản xuất XK được sử dụng đúng mục đích, miễn thuế đúng quy định của pháp luật thuế, đặc biệt là đối với DN NK hàng hóa để sản xuất hàng XK đưa đi thuê DN khác gia công, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách.

Về các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng XK được đưa đi thuê gia công, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát hải đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng XK từ khi NK, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được XK hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện rà soát các trường hợp đã kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DNcó hoạt động đưa hàng hóa đi thuê gia công, nếu kết quả kiếm tra sau thông quan xác định DN NK hàng hóa để sản xuất hàng XK, trong quá trình sản xuất, DN có đưa một phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK thuê DN khác gia công hoặc thuê DN khác gia công một hoặc một số công đoạn của sản phẩm và đã nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất hàng XK hoặc nhận lại thành phẩm để XK ra nước ngoài, không tiêu thụ vào thị trường nội địa thì thực hiện xử lý thuế NK theo các trường hợp sau:

Trường hợp DN chưa bị ấn định thuế thì cơ quan Hải quan không ban hành quyết định ấn định thuế. Trường hợp DN đã bị ấn định thuế nhưng chưa nộp số tiền thuế bị ấn định vào NSNN thì cơ quan Hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung hoặc hủy quyết định ấn định thuế theo quy định tại điểm h khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trường hợp DN đã bị ấn định thuế và đã nộp số tiền thuế bị ấn định vào NSNN thì cơ quan Hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung hoặc hủy quyết định ấn định thuế theo quy định tại điểm h khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Trong đó, số tiền thuế mà DN đã nộp được xử lý theo quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Điều 131, Điều 135 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64, khoản 65 Điều 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Về thuế GTGT, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố xử lý đối với số thuế GTGT bị ấn định, đã nộp và chưa được cơ quan Thuế quản lý giải quyết hoàn thuế GTGT thì cơ quan Hải quan thực hiện hoàn trả theo quy định.

Căn cứ quyết định hoàn của cơ quan Hải quan, DN thực hiện việc kê khai điều chỉnh số thuế GTGT đầu vào bị ấn định đã được cơ quan Hải quan hoàn trả nêu trên theo quy định.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều