Người dân sẽ hưởng lợi nhiều hơn khi ngành Y tế chuyển đổi số

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong ngành Y tế đang diễn ra tích cực có hiệu quả nhờ sự tham gia của các DN công nghệ lớn. TS. Nguyễn Xuân Huynh, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Công nghệ Y tế FaCare Quốc tế đã có trao đổi xung quanh những thuận lợi và khó khăn mà DN công nghệ đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.
TPHCM chuyển đổi số hoạt động khai báo y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh
Chuyển đổi số trong ngành Y tế ban đầu phát huy hiệu quả
Nhiều kết quả thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế
Chuyển đổi số để logistics nhanh hơn, rẻ hơn
Người dân sẽ hưởng lợi nhiều hơn khi ngành Y tế chuyển đổi số
TS. Nguyễn Xuân Huynh

Là một DN về lĩnh vực thiết bị y tế, tham gia vào quá trình chuyển đối số của ngành, chúng tôi có nhiều thuận lợi. Đó là, DN công nghệ y tế đã hòa chung với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4G, 5G, AI, IoT, Blockchain.

Ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế: Khó khăn là sự thay đổi tác phong làm việc

Khó khăn nhất hiện nay với ngành Y tế vẫn là sự thay đổi tác phong làm việc để phù hợp với chuyển đổi số. Theo đó, khi nhân viên y tế đang làm việc theo phương pháp truyền thống bằng giấy tờ khi chuyển sang công nghệ thông tin cần phải thay đổi thói quen làm việc. Hiện vẫn còn nhiều bác sĩ và nhân viên y tế chưa sẵn sàng sử dụng công nghệ công thông tin.

Vì vậy, nếu muốn phát triển, ngành Y tế cần phải tập trung truyền thông cho bệnh nhân về lợi ích của y tế số, đặc biệt những lợi ích liên quan đến thời gian và chi phí khi ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, để người dùng yên tâm khi sử dụng dịch vụ, các quy định về bảo vệ dữ liệu là một trong những vấn đề chính cần lưu tâm với những đơn vị đã ứng dụng y tế số. Đồng thời phải có phương pháp huy động toàn bộ công chức viên chức thực hiện.

Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, yêu cầu chất lượng phục vụ trong y tế cần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân. Do đó, các bệnh viện, các cơ sở y tế, phòng khám,… cần phải thay đổi chất lượng phục vụ, ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Blockchain,… vào khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, khó khăn chung của các DN trong lĩnh vực công nghệ thông tin và IOT hoạt động trong lĩnh vực y tế đang gặp phải là hành lang pháp lý về chuyển đổi số y tế chưa hoàn thiện, cơ sở hạ tầng của lĩnh vực y tế còn thiếu thốn cho công cuộc chuyển đổi số, và đặc biệt là nhận thức về chuyển đổi số còn là thuật ngữ mới ngay cả trong đội ngũ làm việc trong lĩnh vực y tế và người dân thành thị, chứ chưa nói đến những người dân vùng nông thôn, vùng núi,…

Chuyển đổi số vẫn là một khái niệm mới mẻ với phần đông người dân, vậy với chuyển đổi số trong ngành Y tế, theo ông người dân có thể được hưởng lợi cụ thể ra sao từ sự tham gia của DN?

Chúng tôi đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện cho mảng y tế cả phần cứng và phần mềm để tạo thành bệnh viện thông minh. Cụ thể đó là phần mềm hệ thống quản trị tổng thể bệnh viện thông minh kết hợp với thiết bị y tế thông minh tạo thành bệnh viện thông minh, có kết hợp với hệ thống phần mềm ứng dụng cho bác sĩ gia đình và ứng dụng di động cá nhân FaCare APP kiểm tra và giám sát sức khoẻ tại nhà.

Do vậy, người dân sẽ được hưởng lợi hơn về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ chủ động như: đặt lịch khám qua điện thoại hoặc online nên không phải chờ đợi, được theo dõi và chăm sóc sức khoẻ ngay cả khi kết thúc điều trị nội trú tại bệnh viện đã về nhà thông qua hệ thống ứng dụng và thiết bị y tế thông minh (IoT) kết nối với các bác sĩ,…

Nhiều ý kiến cho rằng, chuyển đổi số sẽ phá vỡ rào cản truyền thống trong lĩnh vực y tế, ý kiến của ông về vấn đề này? Bản thân các DN khi tham gia vào chuyển đổi số trong ngành Y tế liệu có cần phải tự đổi mới để đáp ứng yêu cầu?

Đó là điều tất yếu, chuyển đổi số sẽ phá vỡ rào cản truyền thống trong lĩnh vực y tế. Trước tiên, vì có sự trợ giúp của công nghệ và thiết bị y tế thông minh IOT, AI,… làm tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người dân, làm giảm khoảng cách chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ giữa các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, và bệnh viện Trung ương, giữa thành thị, nông thôn, và vùng núi- vùng sâu,… do các trung tâm y tế vùng núi và vùng sâu được sự hỗ trợ bởi các bác sĩ đầu ngành của các bệnh viện Trung ương thông qua Telehealth,…

Đồng thời với sự trợ giúp của công nghệ và thiết bị y tế thông minh (IOT, AI,…), các thiết bị y tế công nghệ cao sẽ trợ giúp các bác sỹ trong chẩn đoán, phẫu thuật, điều trị, chăm sóc,… chuẩn xác và dễ dàng hơn.

Khi tham gia vào chuyển đổi số trong ngành Y tế, chúng tôi phải tự đổi mới toàn diện từ trong nhận thức và quản trị-điều hành để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các bệnh viện, cơ sở y tế, các bác sỹ, và nhất là yêu cầu ngày càng cao của người dân. Các sản phẩm và dịch vụ mà FaCare đưa ra cần kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn cao nhất của Mỹ (FDA), châu Âu (CE), và các tiêu chuẩn của Việt Nam, cũng như tuyệt đối bảo mật an toàn thông tin y tế của người dân.

Ngoài sự tham gia của DN, theo ông, cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp nào thật cụ thể để hỗ trợ DN? Bản thân phía người dân, người bệnh cũng cần có sự thay đổi trong thói quen khám chữa bệnh?

Ngoài sự tham gia của các DN, cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp thật cụ thể để hỗ trợ DN.

Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cần hoàn thiện hành lang pháp lý minh bạch, và công bằng cho tất cả các DN không phân biệt DN nhà nước hay tư nhân, DN lớn hay nhỏ,… để tăng tính cạnh tranh, phát huy và khuyến khích nghiên cứu, phát triển và đổi mới các công nghệ, dịch vụ mới trong y tế và chăm sóc sức khoẻ.

Bên cạnh đó, cần tạo ra các chuẩn chung, platform để các doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số y tế thực hiện kết nối chung và đồng nhất, tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung nhằm giảm chi phí và nguồn lực của nhà nước và xã hội, cũng như làm tài sản cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới.

Sau cùng, cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách khích lệ các DN tham gia chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số y tế nói riêng như hỗ trợ liên quan đến tài chính, tín dụng, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, đổi mới và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ.

Xin cảm ơn ông!

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều