Napas phối hợp phát triển thanh toán điện tử cho hoạt động an sinh xã hội

(HQ Online) - Vừa qua, Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Bộ Công an) đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai an sinh xã hội và các sản phẩm, dịch vụ từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử.
Tiềm năng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam còn rất lớn
Đưa thanh toán không tiền mặt đến gần hơn với giới trẻ
Thúc đẩy thanh toán số: Vấn đề ở chính sách giá và quản trị rủi ro
undefined
Lãnh đạo Napas và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.

Theo đó, việc hợp tác này nhằm triển khai đa dạng các dịch vụ tiện ích công cho người dân cũng như cung cấp thêm những dịch vụ chung trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đồng thời, giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm nguồn lực cho các ngân hàng, các trung gian thanh toán... thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Do đó, hai bên sẽ sớm triển khai việc tận dụng những tài khoản ngân hàng, mobile money đã có để người dân đăng ký, xác thực và liên kết tài khoản an sinh xã hội, qua đó giải quyết dứt điểm tình trạng trục lợi, gian lận nhận trợ cấp, cũng như mang lại sự tiện ích cho người dân có thể rút tiền tại bất kỳ hình thức nào theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Lãnh đạo Napas cho hay, thỏa thuận hợp tác triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ giữa 2 bên trên cơ sở kết nối và tận dụng mạng lưới hạ tầng sẵn có của Napas với các tổ chức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ mang lại các lợi ích to lớn hơn nữa cho người dân thông qua các dịch vụ tài chính, tiện ích thanh toán được cung cấp nhanh chóng, thuận lợi.

Trong thời gian tới, Napas tiếp tục nỗ lực triển khai nhiệm vụ được NHNN giao phó trong việc đảm bảo cung cấp hạ tầng thanh toán an toàn, ổn định và thông suốt; đồng thời triển khai các phương thức thanh toán mới, hiện đại, nhiều tiện ích cho người dân, góp phần thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt và chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Ngày 6/1/2022, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó nhấn mạnh quan điểm: lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích của chuyển đổi số; bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả an sinh xã hội trên cơ sở triển khai giải pháp dùng chung hạ tầng… Đề án cũng chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp như: Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu an sinh xã hội; Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNeID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm xã hội, hoạt động ngân hàng...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều