Kỳ vọng sự phục hồi của doanh nghiệp trong năm 2024

(HQ Online) - Trong bối cảnh tình hình kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn đến từ cả bên trong và bên ngoài và trên cơ sở tình hình đăng ký doanh nghiệp (DN) năm 2023, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) dự báo tổng số DN đăng ký thành lập mới năm 2024 dự kiến tăng 2% so với năm 2023, đạt khoảng 162,5 nghìn DN.
Ngành Hải quan: Một năm nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, bứt phá Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng sớm khởi sắc Nhiều giải pháp phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024

Dự báo về những khó khăn của DN trong năm 2024, Tổng cục Thống kê cho rằng, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường, bên cạnh áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh sẽ tác động đến xu hướng phục hồi của DN trong năm 2024.

Trong nước, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm. Diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư… của nước ta. Sản xuất kinh doanh, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, sức chống chịu của DN bị bào mòn, hậu quả và tác động của dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, cộng hưởng với những khó khăn, thách thức mới từ đầu năm 2023 đến nay.

Trong bối cảnh đó và trên cơ sở tình hình đăng ký DN năm 2023, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) dự báo tổng số DN đăng ký thành lập mới năm 2024 dự kiến tăng 2% so với năm 2023, đạt khoảng 162,5 nghìn DN. Đối với số DN quay trở lại hoạt động, trên cơ sở tình hình năm 2023 giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2022, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh điều chỉnh ước thực hiện năm 2024 từ 74 nghìn DN xuống còn khoảng 68 nghìn DN, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Số DN rút lui khỏi thị trường năm 2024 dự kiến sẽ vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên mức tăng này kỳ vọng sẽ hạ nhiệt đáng kể so với giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh dự kiến con số này tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023, tương đương hơn 178 ngàn DN rút lui khỏi thị trường (trong đó, có khoảng 10% là số lượng DN thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường).

DN được hưởng rất nhiều lợi ích khi được công nhận AEO. Trong ảnh: hoạt động sản xuất tại Công ty CP may Sông Hồng - một DN được Tổng cục Hải quan công nhận là DN AEO. 	Ảnh: H. Nụ
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Ảnh minh hoạ: H. Nụ

Để DN vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, phục hồi và phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2024, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế; tiếp tục triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DN, người dân.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số. Lưu ý tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, DN, không để phát sinh thủ tục, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mới không cần thiết, không phù hợp, thiếu tính khả thi...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đọc nhiều