Hợp tác, xây dựng doanh nghiệp nhà nước là đầu tàu và “giàu sức sống”

(HQ Online) - Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào GDP đạt xấp xỉ 30% nhưng năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả.
Cần thiết sửa Luật 69, đảm bảo “quyền sở hữu đi đôi với quyền kiểm soát” Doanh nghiệp nhà nước khởi sắc Hợp tác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước Việt Nam - Trung Quốc
Đoàn đại biểu SASAC và các doanh nghiệp Trung Quốc tham dự Tọa đàm.
Đoàn đại biểu CMSC, SASAC và các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tham dự Tọa đàm.

Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào GDP đạt xấp xỉ 30% nhưng năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả.

Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), đến năm 2023, Việt Nam có 676 DNNN, trong đó gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các DNNN nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp này đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Nhưng theo Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua các DNNN Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế về hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, các DNNN Việt Nam – Trung Quốc có thể tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh.

Đồng thời cia sẻ những bài học thực tiễn về quản trị và cải cách doanh nghiệp, giám sát và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các DNNN. Nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai” và “Vành đai và Con đường".

Phát biểu tại phiên thảo luận tọa đàm “Cải cách DNNN và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc” do CMSC phối hợp với Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa (SASAC) tổ chức mới đây tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Phó Chủ tịch CMSC Đỗ Hữu Huy cho hay, trước yêu cầu của bối cảnh mới, việc cải cách DNNN ở Việt Nam giai đoạn tới cần phải được ưu tiên, tập trung hơn nữa nhằm phát huy vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, thực hiện vai trò dẫn dắt, tích cực chủ động tham gia xây dựng phát triển đất nước để góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam.

Chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới quản trị doanh nghiệp và triển khai cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Huy, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết, về triển khai thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến nay, SCIC đã bán vốn tại 1.054 doanh nghiệp (bán hết: 950 doanh nghiệp, bán bớt: 104 doanh nghiệp, bán quyền mua: 19 doanh nghiệp), thu về 51.668 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn. Công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, đạt được hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Về công tác cổ phần hóa, Tổng Giám đốc SCIC cho biết, đến nay, SCIC đã tiếp nhận 34 công ty trách nhiệm hữu hạn 1,2 thành viên và hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa và bán vốn tại 30 doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quốc Huy, trước khi tiếp nhận, hầu hết các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ, tồn tại nhiều vướng mắc về tài chính, một số doanh nghiệp còn đứng trước nguy cơ phá sản. Sau khi tiếp nhận, SCIC đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu và xử lý tồn tại về tài chính để doanh nghiệp đủ điều kiện sắp xếp, cổ phần hóa.

"Việc triển khai sắp xếp và cổ phần hóa các công ty TNHH MTV tại SCIC đã đạt kết quả tốt, đảm bảo các yêu cầu công khai, minh bạch. Quá trình cổ phần hóa được tiến hành đúng quy định của pháp luật, phương án sắp xếp và cổ phần hóa được sự đồng thuận cao của cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp cũng như của chính quyền địa phương", Tổng Giám đốc SCIC nêu.

Tương tự, theo ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), hiện Công ty không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và gia tăng các tiện ích trên tàu phục vụ hành khách. Đặc biệt, VNR đã tập trung đẩy mạnh tăng sản lượng vận tải hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa liên vận quốc tế. Mục tiêu đặt ra đến năm 2035 đối với vận tải hành khách dự kiến tăng trưởng 6,8%/năm, hàng hóa tăng trưởng 5,0%/năm.

Cùng với nỗ lực từ bản thân, các DNNN cho rằng, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng nên hai bên có thể đi sâu trao đổi, cùng chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thể mạnh.

Đồng tình với ý kiến của bên phía Việt Nam, ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm SASAC nêu rõ, DNNN là lực lượng quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đất nước nên cần xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, cởi mở, “giàu sức sống”, là trụ đỡ kinh tế quốc dân, có khả năng đối phó với khủng hoảng. Ông Trương Ngọc Trác khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp; cùng phương thức vận hành, kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy sự hội nhập của DNNN.

Ông Trương Ngọc Trác cho hay, SASAC và CMSC đã tích cực trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra nhằm thúc đẩy sự hội nhập của DNNN. Đây sẽ là bước đệm thúc đẩy hợp tác thực chất, tạo bước tiến mới, tăng cường hiểu biết sâu rộng, tiếp tục phát triển quan hệ.

Trong đó, một là tiếp tục tiếp tục xây dựng cộng đồng chia sẻ Việt Nam – Trung Quốc, phục vụ mục đích phát triển doanh nghiệp 2 nước ở các lĩnh vực công nghệ hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, thương mại… Hai là trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và nhận thức chung cấp cao hai Đảng, hai nước, tranh thủ cơ hội và hiện thực hoá sớm quan hệ hợp tác, cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai” và “Vành đai và Con đường".

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều