Hòa Phát quyết định sản xuất vỏ container, "bung hàng" từ quý 2/2022

(HQ Online) - Trước mắt, Tập đoàn Hòa Phát dự định sản xuất vỏ container với sản lượng 500.000 TEU/năm chia tại 2 khu vực động lực phát triển, gần cảng biển là Hải Phòng và Đông Nam Bộ. Dự kiến đầu quý 2/2022, Hòa Phát có thể cung cấp ra thị trường container rỗng mang thương hiệu của mình.
Hoà Phát cán mốc 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng
Tôn Hòa Phát xuất khẩu hơn 22.000 tấn tôn mạ dịp đầu năm
Xuất khẩu thép xây dựng Hòa Phát tăng “khủng” 38%
Hòa Phát quyết định sản xuất vỏ container, "bung hàng" từ quý II
Thiếu container rỗng đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh lao đao. Ảnh: T.Bình

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã thông báo tuyển dụng hàng loạt nhân sự triển khai nhà máy sản xuất vỏ container với sản lượng 500.000 TEU/năm, địa điểm tại Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát cần tuyển 4 vị trí là kỹ sư cơ khí, hàn; kỹ sư điện, điện điều khiển; kỹ sư hóa và kỹ thuật viên sơn. Mỗi vị trí cần tuyển 10 người. Ứng viên cần tốt nghiệp đại học các chuyên ngành cơ khí chế tạo, thi công kết cấu, hàn và công nghệ kim loại, sơn, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học…; ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa container.

Xung quanh vấn đề này, theo nguồn tin của phóng viên Tạp chí Hải quan, Tập đoàn Hòa Phát đã quyết định đầu tư sản xuất vỏ container dựa trên những nghiên cứu đánh giá suốt thời gian dài vừa qua về nhu cầu container.

Trước mắt, Hòa Phát dự định sản xuất 500.000 TEU/năm chia tại 2 khu vực động lực phát triển, gần cảng biển là Hải Phòng và Đông Nam Bộ. Nhà máy đầu tiên sẽ làm tại phía Nam, cụ thể là tỉnh Bình Dương hoặc Đồng Nai, rất gần với cảng Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải.

Theo nghiên cứu, những năm gần đây, 70% nhu cầu container xuất phát từ khu vực phía Nam. Cứ 4 container thì chỉ có 1 container được sử dụng ở phía Bắc.

Nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết, sản phẩm thuộc dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát.

Hòa Phát quyết định sản xuất container, "bung hàng" đầu quý 2/2022

Tập đoàn Hoà Phát tuyển dụng nhân sự cho Dự án sản xuất vỏ container.

Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát cho biết, với sản lượng 500.000 TEU/năm, sản xuất container sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra rất tốt cho Dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát. Như vậy có thể nói container là sản phẩm giá trị gia tăng nằm trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát.

"Giá thép đặc chủng làm container rất đắt, doanh nghiệp mà đi nhập loại thép đặc chủng này về sản xuất container thì chắc chắn thua. Chỉ có Hòa Phát sản xuất được loại thép này và do đó chỉ có Hòa Phát đảm bảo được sự thành công của dự án sản xuất container", lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát nhấn mạnh.

Hiện tại, 90% lượng container trên thế giới do Trung Quốc sản xuất, mỗi năm thị trường tăng trưởng 5%. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây Trung Quốc giảm 40% sản lượng container, công suất sản xuất thép của Trung Quốc cũng giảm.

Ngược lại, nhu cầu container của Trung Quốc lại tăng mạnh do xuất siêu. Hạ tầng hậu cần của các cảng trên thế giới gặp nhiều khó khăn nên vấn đề tái sử dụng container đang gặp nhiều bất cập.

Tập đoàn Hòa Phát đang tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm để có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà máy. Dự kiến đầu quý 2/2022, Hòa Phát có thể cung cấp ra thị trường container rỗng mang thương hiệu của mình. Quy mô sản xuất lớn như vậy nên giá thành sản phẩm dự kiến sẽ rất cạnh tranh.

Trước đó, từ cuối năm 2020, giá thuê container rỗng liên tục tăng, từ mức ban đầu chưa tới 1.000 USD/container/40 feet đã tăng lên tới 8.000 - 10.000 USD/container/40 feet. Lý do được các hãng tàu đưa ra là do thiếu container rỗng bởi chênh lệch trong xuất nhập khẩu hàng hóa trong đại dịch Covid-19.

Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phản ánh về tình trạng các hãng tàu vận tải biển container tăng giá, phụ giá dịch vụ vận chuyển container lên rất cao, không có tàu chuyên chở…

Trước tình hình đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan có biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa; đồng thời kiểm điểm và làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.

Ngay ngày 23/2/2021 vừa qua, Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã ban hành Quyết định về việc thành lập tổ công tác kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.

Theo đó, tổ công tác sẽ có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành quy định về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển theo quy định tại Nghị định số 146/2017/NĐ-CP của Chính phủ về niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển; xử lý hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 142/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

2 công ty con của GELEX vào Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

2 công ty con của GELEX vào Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

(HQ Online) - Trên cơ sở đo lường các chỉ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên cổ phiếu trong 3 năm liên tiếp, CTCP Điện lực GELEX (GELEX Electric) và Tổng Công ty Viglacera – CTCP đã được xướng tên trong bảng xếp hạng Bảng xếp hạng “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” được công bố ngày 11/12 tại TPHCM.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều