Hàng nhập để gia công nhưng không có cơ sở sản xuất, gia công thì không đủ điều kiện miễn thuế

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng lại không có cơ sở sản xuất, gia công thì sẽ không đủ điều kiện được hưởng chính sách miễn thuế theo quy định.
Hàng nhập để gia công nhưng không có cơ sở gia công có đủ điều kiện miễn thuế?
Hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu đưa đi thuê gia công được miễn thuế

Vừa qua, Công ty CP TM dịch vụ và truyền thông TPS đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Công ty CP TM dịch vụ và truyền thông TPS cho biết, hiện công ty không có cơ sở sản xuất, gia công.

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2016NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ CP của Chính phủ quy định hàng hóa nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.

Cũng tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế: “a) Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Người nộp thuế kê khai số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công trên tờ khai hải quan.

b) Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công trên lãnh thổ Việt Nam và phải thực hiện thông báo cơ sở gia công, gia công lại; hợp đồng gia công, hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công lại cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan...”.

Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu gia công nhập khẩu. 	Ảnh: T.H
Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu gia công nhập khẩu. Ảnh: T.H

Khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định trước khi làm thủ tục nhập khẩu lộ hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân phải thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan Hải quan.

Điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT BTC của Bộ Tài chính quy định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cơ sở gia công, cơ sở gia công lại cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan.

Đối chiếu với các quy định trên, trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân phải thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan Hải quan nơi tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan.

Theo đó, trường hợp không có cơ sở gia công thì không đáp ứng điều kiện quy định về thủ tục tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2015/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu để gia công của Công ty CP TM dịch vụ và truyền thông TPS không đủ điều kiện miễn thuế theo quy định khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, ngày 17/8/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4065/TCHQ-TXNK hướng dẫn về vấn đề này. Theo đó, trường hợp chưa có cơ sở gia công thì chưa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP (người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công trên lãnh thổ Việt Nam).

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều