Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp khó khăn nhất về tiếp cận tín dụng

(HQ Online) - Kết quả khảo sát tại Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 cho thấy quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều ở mức thấp kể từ đại dịch Covid-19.
Doanh nghiệp khát vốn để cầm cự qua khó khăn
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kết nối thị trường thế giới qua thương mại điện tử
Chú thích ảnh: Doanh nghiệp đang rất cần trợ lực từ những gói cải cách thể chế, cải thiện MTKD. Ảnh: Hương Dịu.
Tỷ lệ doanh nghiệp có khách hàng ở nước ngoài giảm so với trước dịch Covid-19. Ảnh: Hương Dịu.

Chỉ còn 3,9% doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp

Theo khảo sát, năm 2022, một doanh nghiệp trung bình có quy mô vốn khoảng 15,6 tỷ đồng và 21 lao động, trong khi năm 2019, quy mô vốn và lao động của một doanh nghiệp trung bình là 22,3 tỷ đồng và 23 lao động. Trong năm 2022, chỉ có 5,1% doanh nghiệp tăng vốn đầu tư và 4,9% doanh nghiệp tăng quy mô lao động, giảm đáng kể so với mức tương ứng 8,3% và 11,5% của năm 2019.

Về hiệu quả kinh doanh, năm 2022, chỉ có 42,6% doanh nghiệp tư nhân cho biết có lãi, thấp hơn đáng kể con số 63% của năm 2019; tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ năm 2022 là 35,3% trong khi năm 2019 chỉ ở mức 23,4%.

“Cả hai con số tỷ lệ doanh nghiệp báo lãi hoặc báo lỗ của 3 năm gần đây là những chỉ báo cho thấy các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã trải qua một quãng thời gian chật vật trong hoạt động kinh doanh”, báo cáo PCI 2022 nhấn mạnh.

Khó khăn của doanh nghiệp còn thể hiện qua sự suy giảm tỷ lệ doanh nghiệp có khách hàng chính ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có khách hàng chính là doanh nghiệp FDI và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam lần lượt ở mức 17,2% và 9,6%; năm 2022, những con số này chỉ lần lượt ở mức 7,4% và 3,7%.

Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp có khách hàng ở nước ngoài năm 2022 cũng giảm so với trước dịch Covid-19. Cụ thể, năm 2019, có 10,9% doanh nghiệp cho biết xuất khẩu trực tiếp và 8,7% xuất khẩu gián tiếp qua bên thứ ba; những con số này đã giảm dần trong những năm sau đó. Năm 2022, chỉ còn 3,9% doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và 2,6% doanh nghiệp cho biết có xuất khẩu gián tiếp.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp khó khăn nhất về tiếp cận tín dụng

Với những khó khăn nay, “nhiệt kế” doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong năm 2022 chỉ tăng nhẹ với khoảng 35% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong hai năm tới so với mức 34% của năm 2021. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự định giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa doanh nghiệp là 10,7%, tiếp tục ở mức cao kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Khó khăn nhất là tiếp cận tín dụng

Theo kết quả khảo sát PCI 2022, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận tín dụng. Cụ thể, tại thời điểm năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng là 49,4%. Đến các năm 2018 và 2019, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng lần lượt là 45% và 43%. Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, năm 2020 và 2021, tỷ lệ này giảm còn 42,9% và 35,4%. Đến năm 2022, tỷ lệ này chỉ còn là 17,8%.

Cộng đồng doanh nghiệp cho biết, tiếp cận tín dụng là khó khăn chung nhưng các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ đang là nhóm khó tiếp cận tín dụng hơn cả trong năm 2022. Trở ngại lớn nhất là việc doanh nghiệp không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp (79,4%)

PCI 2022 cũng cho biết, tìm kiếm khách hàng là khó khăn lớn thứ hai. Tiếp đến là khó khăn từ tác động của dịch bệnh Covid-19, song dấu hiệu tích cực là tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởng đã giảm xuống 34,1%.

Các khó khăn đáng chú ý khác gồm biến động thị trường và tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh có cải thiện so với năm 2021. Ngoài ra, một số khó khăn khác cũng có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp phản ánh trong năm 2022 như tìm kiếm nhà cung cấp, biến động chính sách pháp luật và biến đổi khí hậu, thiên tai.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, năm 2023 là một năm có rất nhiều thách thức với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi phải đối mặt với việc suy giảm thị trường xuất khẩu, chi phí tăng cao, khó khăn trong tiếp cận vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong bối cảnh này, việc tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam chính là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, từ đó có thể góp phần tích cực vào sự phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều