Doanh nghiệp lo cạn vốn khi ngân hàng vẫn bị siết room tín dụng

(HQ Online) - Tại Hội toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp diễn ra sáng nay 11/8, đại diện các doanh nghiệp nhiều ngành nghề đã lên tiếng đề nghị ngành ngân hàng cần tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn.
Lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc room tín dụng?
Ngân hàng ồ ạt xin nới room tín dụng, NHNN lo mất khả năng thanh toán
Nới room tín dụng: Cần thiết trong thận trọng
Đại diện nhiều bộ, ngành và các doanh nghiệp, hiệp hội tham dự hội nghị. Ảnh: VGP
Đại diện nhiều bộ, ngành và các doanh nghiệp, hiệp hội tham dự hội nghị. Ảnh: VGP

Không trả khoản vay cũ, doanh nghiệp không được vay mới

Nói về thực trạng của các doanh nghiệp thủy sản những ngày gần đây, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tín dụng đang siết lại từ đầu tháng 8, trong khi lạm phát tăng cao khiến người dân các nước giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10/2022.

“Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ bị tồn kho, không có tiền để trả vốn vay cho ngân hàng. Trong một tuần trở lại đây, nếu doanh nghiệp không trả khoản vay cũ thì các ngân hàng đều báo không cho vay khoản vay mới, dẫn đến không thu mua được cá, tôm của nông dân”, ông Nguyễn Hoài Nam nêu rõ.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp xây dựng đại đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn hạn hẹp, khi thực hiện các hợp đồng xây dựng phần lớn chỉ được tạm ứng 10-15% giá trị hợp đồng nên khi triển khai thực hiện phải sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để mua vật tư, trả lương nhân công.

Đặc biệt, vị này cũng nêu ý kiến, tín dụng cho các doanh nghiệp xây dựng lại hoàn toàn chưa được ưu tiên như cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhiều ngân hàng bị siết room tín dụng nên tín dụng cho doanh nghiệp xây dựng cũng bị hạn chế và mặt bằng lãi suất còn cao. Do đó, ông Hiệp đề xuất có hướng dẫn bổ sung những ưu tiên hợp lý cho tín dụng xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm theo quan điểm hỗ trợ cho sản xuất.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần bảo đảm tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất, làm thế nào để các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp. Ảnh: VGP
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp. Ảnh: VGP

Sẽ điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng 14% của năm 2022

Trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp về tín dụng, tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, ngành ngân hàng rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, thể hiện qua việc toàn ngành đã có chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp và người dân đến nay đã đạt khoảng 50.000 tỷ đồng. NHNN đã ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, giữ nguyên nợ...

Về tín dụng, Thống đốc NHNN cho rằng, việc tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng. Do đó, việc cấp tín dụng do tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với khách hàng và phải bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Đối với tăng trưởng tín dụng, thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại. NHNN cũng sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.

Về tín dụng cho bất động sản, lãnh đạo NHNN cho rằng, nguồn vốn cho bất động sản có thể giải quyết được từ rất nhiều "kênh", từ đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI), thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng chỉ là một kênh trong số đó. Tháo gỡ tín dụng cho thị trường bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn muốn tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nên theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đây là áp lực lớn đối với NHNN, đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, trả lời một số kiến nghị tại báo cáo gửi ngân hàng về việc phá giá đồng Việt Nam, Thống đốc NHNN cho hay, nếu đồng Việt Nam phá giá thì làm cho các doanh nghiệp nhậu khẩu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nước ta đã từng trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản… Vì thế, theo Thống đốc NHNN, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối là điều quan trọng để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Về lãi suất, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, doanh nghiệp muốn giảm lãi suất cho vay nhưng ngành ngân hàng có áp lực từ nhiều phía, nhất là khi người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều