Doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục tái nhập lại số hàng hóa đã cho thuê, mượn

(HQ Online) - Sau khi kết thúc hợp đồng thuê, mượn, doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục tái xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục tái nhập lại số hàng hóa đã cho thuê, mượn.
Phải kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công
Những lưu ý về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất chậm hoàn thành các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan

Theo Tổng cục Hải quan, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định về khu vực hải quan riêng: “Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.

Doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục tái nhập lại số hàng hóa đã cho thuê, mượn
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh

Cũng tại Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định: “Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan...”.

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định: “Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam”.

Đối với chính sách pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đã quy định rõ: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm... điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu”.

Khoản 1 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu”.

Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa để phục vụ sản xuất ra sản phẩm cho chính doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp chế xuất mở tờ khai tạm xuất, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai tạm nhập.

Sau khi kết thúc hợp đồng thuê, mượn, doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục tái xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục tái nhập lại số hàng hóa đã cho thuê, mượn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều