Đầu xuân, doanh nghiệp nhộn nhịp chia cổ tức

(HQ Online) - Vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, nhiều doanh nghiệp chi ra hàng trăm tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, bất chấp hoạt động kinh doanh trong năm qua chịu nhiều thiệt hại từ dịch bệnh, thiên tai.
Ngân hàng xem xét giảm chi phí, không chia cổ tức tiền mặt để tập trung giảm lãi suất
Triển vọng dòng tiền cổ tức cuối năm
Doanh nghiệp nhộn nhịp chia cổ tức cao, nhà đầu tư mát lòng
Chia cổ tức bằng cổ phiếu: Cổ đông lợi hay thiệt?
Nhiều DN chi hàng trăm tỷ để chia cổ tức dù kết quả kinh doanh năm qua bị sụt giảm. 	Ảnh: ST
Nhiều DN chi hàng trăm tỷ để chia cổ tức dù kết quả kinh doanh năm qua bị sụt giảm. Ảnh: ST

Lộc đầu xuân

Nhiều DN chốt quyền cổ tức từ trước Tết đã thực hiện chi trả cho cổ đông ngay trong những ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Tân Sửu. Cụ thể, ngày 19/2, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM) đã thực hiện chi tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1/2020 với tỷ lệ 7%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 700 đồng. Ước tính, tổng số tiền DPM phải chi trong đợt này là khoảng 274 tỷ đồng. Năm 2020, kết quả kinh doanh của DPM rất khả quan khi lãi sau thuế đạt tới 703 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2019 và vượt 62% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã gây không ít khó khăn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn PAN trong năm 2020, cùng với tác động lớn từ hạn mặn kỷ lục tại ĐBSCL và lũ lụt miền Trung. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 của PAN suy giảm 27% so với năm 2019, chỉ đạt 330 tỷ đồng. Mặc dù vậy, ngày 19/2 vừa qua, PAN cũng đã thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Với 216 triệu cổ phiếu niêm yết, ước tính số tiền PAN chi ra cho đợt tạm ứng cổ tức này là khoảng 108 tỷ đồng.

Tiếp đó, trong ngày 22/2, Công ty CP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DNH) cũng thực hiện thanh toán cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 14%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.400 đồng. Với 422,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính số tiền DNH cho ra cho lần tạm ứng cổ tức này là hơn 591 tỷ đồng. Năm 2020, do điều kiện thủy văn kém thuận lợi, lãi ròng của DNH giảm 36%, chỉ đạt khoảng 670 tỷ đồng. Dù vậy, công ty vẫn chia cổ tức theo tỷ lệ đã được ĐHCĐ thường niên thông qua trước đó.

Tại Công ty CP Nhựa Bình Minh (BMP), kết quả kinh doanh năm 2020 cũng rất khả quan với 522 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 24% so với năm 2019 nhờ sản lượng tiêu thụ tăng và giá bán tăng mạnh. Theo đó, BMP sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 2/2020 vào ngày 25/2 bằng tiền với tỷ lệ lên tới 20%, tương ứng 2.000 đồng mỗi cổ phiếu. Như vậy, ước tính BMP sẽ chi 164 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này.

Nhộn nhịp chốt quyền

Cùng với hoạt động chia cổ tức của các DN đã thực hiện chốt quyền từ trước tết, nhiều DN khác cũng liên tiếp đưa ra thông báo chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức. Theo đó, Công ty CP Sách và giáo dục thành phố Đà Nẵng (DAE) thông báo ngày 4/3 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 14%, ngày thanh toán sẽ là ngày 26/3. Với gần 1,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, DAE sẽ chi khoảng 2,1 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này.

Công ty Thủy điện Thác Mơ (TMP) cũng vừa thông báo quyết định HĐQT duyệt tạm ứng cổ tức năm 2020 tỷ lệ 15% vốn điều lệ. Ngày đăng ký cuối cùng là 10/3 và ngày thanh toán là 18/3. Với 70 triệu cổ phiếu đang lưu hành, TMP dự kiến chi 105 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2020. Năm 2020, doanh thu thuần của TMP giảm 34%, chỉ đạt 443 tỷ đồng; lãi sau thuế cũng giảm 52%, chỉ đạt 182 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm là do thời tiết không thuận lợi, lưu lượng nước về hồ Thác Mơ thấp hơn dẫn đến sản lượng điện phát giảm so với năm 2019. Mặt khác, sản lượng điện thanh toán theo giá hợp đồng tăng lên 10% so với năm 2019 (năm 2019 là 80% và năm 2020 là 90%) dẫn đến sản lượng thanh toán theo giá thị trường giảm, làm doanh thu bán điện trong năm giảm.

Tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB), hoạt động kinh doanh năm 2020 bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 và Nghị định 100 cũng như diễn biến phức tạp của thiên tai, lũ lụt miền Trung trong năm qua. Do đó, doanh thu cả năm 2020 giảm 26%, đạt gần 28.000 tỷ đồng; lãi trước thuế cũng giảm 8%, còn gần 5.000 tỷ đồng. Dù vậy, DN này vẫn thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 15%. Với hơn 641 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Sabeco sẽ phải chi hơn 962 tỷ đồng cho đợt tạm ứng lần này. Công ty sẽ thanh toán cổ tức vào ngày 26/3 và ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ bắt đầu từ ngày 2/3.

Công ty CP Công viên nước Đầm Sen (DSN) cũng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 nên doanh thu thuần năm 2020 giảm gần 62% so với năm 2019, còn hơn 84 tỷ đồng. Lãi ròng theo đó cũng giảm gần 57%, chỉ đạt 41 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của DSN đạt hơn 224 tỷ đồng, giảm gần 19% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn 60%, còn gần 38 tỷ đồng.

Mới đây, DSN đã thông báo chi trả cổ tức 2020 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%. Đây là mức cổ tức thấp nhất trong nhiều năm gần đây của DSN. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/2 và ngày thực hiện là 15/3. Với hơn 12 triệu cổ phiếu đang lưu hành, phía DSN cần chi hơn 30 tỷ đồng để thanh toán.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(HQ Online) - Đánh dấu 1 thập kỷ phát triển, WinCommerce (đơn vị vận hành hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN) triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Trong đó, toàn hệ thống sẽ phủ đầy hàng hóa với giá bình ổn, kèm theo vô vàn khuyến mại và các hoạt động vui chơi giải trí “săn” quà tặng hấp dẫn nhằm tri ân tất cả khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian qua.
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam

(HQ Online) - Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.

Đọc nhiều