Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài vẫn tăng mạnh

(HQ Online) - Những tháng đầu năm 2021, mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, nhưng tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm vẫn tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 291 dự án đầu tư nước ngoài
5 tháng đầu năm: Bất chấp dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tăng
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm tới Việt Nam
Trang trại đầu tiên trong Tổ hợp bò sữa Lao-Jagro tại Xiêng Khoảng của Vinamilk.
Trang trại trong Tổ hợp bò sữa Lao-Jagro tại Xiêng Khoảng của Vinamilk.

Tăng thêm hơn 500 triệu USD

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 546,7 triệu USD, con số này tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 21 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 143,5 triệu USD (bằng 88,7% so với cùng kỳ) và 9 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 403,2 triệu USD (tăng 21,4 lần so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 270,8 triệu USD, chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ...

Hoa Kỳ dẫn đầu với 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 302,8 triệu USD, chiếm 55,4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Campuchia, tiếp đến là Canada, Pháp… Nhờ vậy, lũy kế đến cuối tháng 5/2021, Việt Nam đã có 1.420 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư của Việt Nam là 21,81 tỷ USD.

Đáng chú ý, lượng vốn đầu tư mới tăng mạnh đến từ các dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân trong nước. Chẳng hạn, 3 dự án của Tập đoàn Vingroup đầu tư sang Pháp, Hà Lan, Canada với vốn đầu tư mỗi dự án là 32 triệu USD và dự án 20,5 triệu USD tại Singapore với mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, điện tử, đồ gia dụng, ô tô. Vingroup còn điều chỉnh tăng vốn đầu tư tại dự án ở Mỹ lên thêm 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Vingroup đã vào khoảng 448,5 triệu USD, trong đó gần 70% là vào thị trường Mỹ để thực hiện mục tiêu bán xe điện VinFast tại Mỹ.

Ngoài Vingroup, một số doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2021 đến nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Phần mềm FPT; Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty Cổ phần Công nghệ Mobifone Toàn Cầu…

Tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đã công bố kế hoạch tham gia góp vốn vào Công ty Natuzzi Singapore Pte Ltd, có trụ sở tại Singapore với tối đa 20% vốn điều lệ của Natuzzi Singapore. Điều đáng nói, tính đến cuối quý 1/2021, Gỗ Trường Thành vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 3.080 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 620 tỷ đồng.

Chính vì thế, để thực hiện việc góp vốn vào công ty tại Singapore như trên, Gỗ Trường Thành đang lên kế hoạch chào bán 100 triệu cổ phần mới. Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Công ty này cho biết, việc đầu tư vào một thương hiệu quốc tế nhằm tăng giá trị cho hàng sản xuất tại Việt Nam, cũng như giúp Gỗ Trường Thành trở thành doanh nghiệp gỗ hàng đầu ASEAN về công nghệ, doanh thu và hiệu quả. Trong khi đó, đối với Natuzzi, thương vụ với Gỗ Trường Thành giúp tên tuổi này đạt được mục tiêu mở rộng kinh doanh bên ngoài Trung Quốc, nhắm tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Còn với Tập đoàn lớn nhất Việt Nam là Vingroup, tham vọng của Tập đoàn này là năm 2021, VinFast dự kiến ra mắt 5 mẫu xe máy điện và 3 mẫu ô tô thông minh VFe34, VF35 và VF36, trong đó 2 mẫu xe VF35 và VF36 sẽ được mở bán tại thị trường nước ngoài gồm Mỹ, Canada và châu Âu từ cuối năm 2021, dự kiến bàn giao từ năm 2022. Chính vì thế, việc đầu tư mạnh ra nước ngoài đều nằm trong kế hoạch này của Vingroup.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ghi nhận kết quả doanh thu đầy thuận lợi từ thị trường quốc tế. Tiêu biểu nhất là Viettel Global, kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2021 với doanh thu thuần đạt 4.628 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với mức 4.304 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Với Vinamilk, kết quả kinh doanh thuận lợi đã khiến ban lãnh đạo doanh nghiệp này quyết địnhsẽ tập trung đầu tư các dự án lớn để mở rộng quy mô, trong đó có tổ hợp trang trại bò sữa Lao-Jagro tại Lào. Dự kiến, trang trại đầu tiên của tổ hợp với quy mô 8.000 bò sữa sẽ cho sữa thương mại vào quý 1/2022.…

Những kết quả này chính là động lực và cũng thể hiện tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.
Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.

Đọc nhiều