Vietcombank nêu lý do cần thiết tăng vốn điều lệ

(HQ Online) - Vietcombank dự kiến trình cổ đông xem xét thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020 với tỷ lệ 18,1%.
“So găng” kết quả kinh doanh ở 4 ngân hàng lớn
Ba “ông lớn” ngân hàng kinh doanh như thế nào nửa đầu năm?
5 năm, Vietcombank đóng góp cho ngân sách hơn 30.700 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022, dự kiến tổ chức vào sáng 29/4 tại Hưng Yên.

Để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế đồng thời đảm bảo an toàn vốn, an toàn hoạt động của VCB, việc tăng vốn tự có, tăng VĐL từ nguồn lợi nhuận để lại trong các năm là vô cùng cần thiết.
Để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động, Vietcombank cho biết, việc tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại là vô cùng cần thiết.

Vietcombank muốn chia cổ tức tỷ lệ 18,1%

Theo đó, HĐQT Vietcombank sẽ trình cổ đông xem xét thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020.

Cụ thể, Vietcombank dự kiến phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1%. Thời gian thực hiện là trong năm 2022, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt.

Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ lên 55.891 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tăng thêm được dự kiến sử dụng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ: xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ và tài sản cố định (khoảng 500 tỷ đồng); mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn và các hoạt động kinh doanh khác của Vietcombank.

Nói về sự cần thiết phải tăng vốn, HĐQT Vietcombank cho rằng, vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn khoảng 10.800 tỷ đồng so với mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt tương ứng cho năm 2020. Hơn nữa, vốn điều lệ là chỉ báo quan trọng trong xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của các ngân hàng khi xem xét đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Ngoài ra, việc tăng quy mô vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để Vietcombank mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid kéo dài từ đầu năm 2020 gây áp lực lên chất lượng tài sản, sau khi kết thúc thời hạn cơ cấu nợ 30/6/2022 (cơ cấu nợ theo Thông tư 01), dự kiến nợ xấu của Vietcombank sẽ tăng lên, làm tăng tổng tài sản có rủi ro ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số an toàn vốn (CAR).

Hiện chỉ số CAR riêng lẻ của VCB (tính đến 31/12/2021) là 9,4% chỉ cao hơn mức tối thiểu theo quy định là 1,4 điểm %, là mức thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước cũng như các ngân hàng trong khu vực Asean.

Bên cạnh đó, tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

Với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại thực hiện mục tiêu trên 3/10 của ngành, Vietcombank xác định việc tăng quy mô vốn điều lệ là vô cùng cần thiết để hướng tới niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Do đó, Vietcombank cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của ngân hàng cho ngân sách nhà nước.

Về vấn đề tăng vốn, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đã không ít lần chia sẻ, thị phần huy động vốn và tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm gần 50% tổng quy mô của ngành ngân hàng, nhưng tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ còn chiếm 23,6% vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng. Thiếu vốn dẫn tới hệ số CAR của khối ngân hàng quốc doanh hiện nay rất mỏng, thua xa các ngân hàng trong khu vực.

Lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 12%

Vietcombank nêu lý do cần thiết tăng vốn điều lệ

Cũng theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ, HĐQT Vietcombank cho biết sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng tài sản tăng 8%; dư nợ tín dụng tăng 15% và huy động vốn tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự kiến tăng 9%.

Về kết quả kinh doanh, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 12% về lợi nhuận. Trong năm 2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 27.389 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Như vậy, với mục tiêu đặt ra, lợi nhuận của Vietcombank tối thiểu phải đạt 30.675 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2022 dự kiến thấp hơn 1,5%. Tỷ lệ chi trả cổ tức theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định hiện hành của NHNN.

Tuy nhiên, Vietcombank đề xuất ĐHĐCĐ giao HĐQT chỉ đạo thực hiện và quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là diễn biến dịch Covid-19 và theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

ABBank không chia cổ tức, mong cổ đông kiên nhẫn để gặt “quả ngọt"

ABBank không chia cổ tức, mong cổ đông kiên nhẫn để gặt “quả ngọt"

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) được tổ chức vào ngày 5/4, lãnh đạo ngân hàng này đã thẳng thắn nhận trách nhiệm khi ngân hàng chưa đạt được các mục tiêu đề ra và mong cổ đông kiên nhẫn trước chiến lược thay đổi của ngân hàng.

Đọc tiếp

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.
Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

(HQ Online) - Trong văn bản lần thứ 3, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam chiếm 85% thị phần toàn ngành đã tiếp tục phản đối việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng theo lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc này nhằm ủng hộ sản xuất trong nước.

Đọc nhiều