Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”

(HQ Online) - Tại Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố ngày 8/11/2024, các chỉ số trong Báo cáo cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã khả quan tuy vẫn còn những “cơn gió ngược”.
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023: Gắng gượng đương đầu với thách thức dai dẳng Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam: Quyết tâm phục hồi sau những "cơn gió ngược"

Gian nan thử sức

Năm 2024 được coi là năm bản lề quan trọng cho mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 nhưng khó khăn vẫn chưa dứt: kinh tế tăng trưởng chậm, bất ổn địa chính trị, lạm phát leo thang sau thời gian dài dịch bệnh.

Trong bối cảnh đó, cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đồng lòng, chung sức vượt qua những “cơn gió ngược”. Tuy nhiên, kết quả có sự phân hóa rõ nét.

Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
Tỷ trọng số doanh nghiệp và tổng doanh thu của 3 lĩnh vực trong bảng xếp hạng VNR500. Nguồn: Vietnam Report

Số liệu thống kê từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 cho thấy, ngành Công nghiệp – Xây dựng chịu áp lực nhiều nhất. Mặc dù là một trong những động lực phát triển của ngành kinh tế với số lượng doanh nghiệp áp đảo nhưng tổng doanh thu của ngành giảm 0,7% so với năm trước.

Trong khi đó, tổng doanh thu nhóm ngành Dịch vụ được cải thiện, tăng 13,7%; các doanh nghiệp Tài chính tăng 23,1%.

Riêng nhóm ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản do chưa có đơn hàng mới trong năm 2023 dẫn đến tổng doanh thu cuối năm giảm 7,8% so với năm trước.

Trong bảng xếp hạng Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 cũng thể hiện rõ sự phân hóa trên khi chỉ có duy nhất 1 đại diện ngành Công nghiệp - Xây dựng là Vingroup còn trụ hạng. “Anh lớn” Hòa Phát đã bị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đánh bật.

Còn lại, các ngành khác vẫn duy trì được phong độ. Cụ thể, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên giữ vững ngôi vương, tiếp đến là các cái tên quen thuộc: Tập đoàn Dầu trí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ...

Xét về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 2024, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có chiều hướng giảm, lần lượt giảm 0,7% và 2,0% so với năm trước.

Trong đó, khu vực vốn nước ngoài (FDI) ghi nhận hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu tốt hơn so với hai khu vực còn lại. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) khu vực Nhà nước và Tư nhân có chung xu hướng giảm lần lượt 1,9%, và 2,4% nhưng khu vực FDI ghi nhận tăng 0,1% so với năm trước.

Tín hiệu lạc quan

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra tín hiệu tích cực khi ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và số lượng đơn hàng tăng so với kết quả khảo sát trong năm trước đó.

Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023-2024. Nguồn: Vietnm Report

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp có mức tăng doanh thu và lợi nhuận chiếm lần lượt 7,7% và 10,5%, cao hơn nhiều so với mức chưa đầy 5% của năm trước đó.

Ở góc độ vĩ mô, GDP 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 6,82%, cao hơn nhiều so với 4,40% cùng kỳ năm 2023 và tương đồng với mức tăng trưởng cùng kỳ của những năm trước đại dịch.

Trong 10 tháng năm 2024, nguồn vốn FDI đăng ký mới và đăng ký điều chỉnh tăng 14,3% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,3%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 647,87 tỷ USD,…

Đó là hàng loạt những con số ấn tượng cho thấy tín hiệu lạc quan của nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế mới chỉ vượt qua thời điểm khó khăn nhất, các chướng cản vẫn nhiều.

Kết quả khảo sát về khó khăn trong thời gian tới của Vietnam Report, 77,2% số doanh nghiệp được hỏi chọn Bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới, 74,3% chọn Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, 57,1% chọn Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, 51,4% chọn Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, 40,0% chọn Các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, logistics, phân phối.

Do vậy, các doanh nghiệp rất cần Chính phủ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ bằng các chính sách miễn, giảm các loại thuế, phí hoặc gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng logistics; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại,….

Đây là nền tảng vững chắc, tạo tiền đề để các doanh nghiệp có bước phát triển vượt bậc trong năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.

Đọc tiếp

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết, đơn vị này sắp ra mắt VIPO Mall - nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại mà không cần qua trung gian.
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

(HQ Online) - Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ bước đầu đã có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024, nhờ các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành theo kế hoạch.
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

(HQ Online) - Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Đón đầu xu hướng này, cam kết đổi mới sáng tạo và làm những điều khác biệt được thể hiện xuyên suốt trong từng sản phẩm, dịch vụ của Masan và các đơn vị thành viên trên hành trình phụng sự người tiêu dùng.

Đọc nhiều