Tân Chủ tịch VIAC Vũ Tiến Lộc: "Chúng ta phải mở cửa để tái khởi động nền kinh tế"

(HQ Online) - Theo TS. Vũ Tiến Lộc, tân Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Chính phủ cần có thêm giải pháp về môi trường đầu tư kinh doanh nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài, bởi đây vẫn là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.
EuroCham kỳ vọng sớm khôi phục sản xuất, đẩy nhanh "hộ chiếu vắc xin" điện tử
Chính phủ luôn lắng nghe, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro
8 tháng đầu năm, quốc gia nào rót vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?
Sở Kế hạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương vừa ban hành Văn bản số 2072/SKHĐT-ĐKKD về việc thành lập Tổ An toàn Covid trong doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Báo Bình Dương
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Bình Dương. Ảnh: Báo Bình Dương

Ngày 10/9, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM tổ chức hội nghị trực tuyến: Xúc tiến đầu tư trong bối cảnh Covid-19: Những thay đổi và biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài".

Phát biểu tại hội nghị, tân Chủ tịch VIAC TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, Việt Nam đang đứng trước tình thế “mở cửa hay là chết”, chúng ta phải mở cửa để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an toàn nhưng phải sống chung với Covid-19. Đây là xu thế chung của toàn thế giới, nên Việt Nam không thể ngoài cuộc và phải chấp nhận rủi ro.

Theo ông Lộc, các giải pháp để sống chung có “muôn hình vạn trạng”, có thể áp dụng “hộ chiếu vắc xin”, giấy thông hành xanh, cùng với việc đưa ra cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp, cho phép lưu thông hàng hóa không thuộc danh mục cấm…

Nhấn mạnh tới niềm tin và sự “chung thủy” của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, đây là hành động thiết thực để cùng cả nước bảo vệ nền kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng như chính lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng ông Lộc cho rằng, Chính phủ cần có thêm những hành động thiết thực về môi trường kinh doanh, pháp lý cho hoạt động đầu tư… để thúc đẩy và bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi đây vẫn là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Nói về thực trạng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Phạm Tuấn Anh, Phó phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những thuận lợi khi nhiều chi phí được giảm xuống; được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 của Việt Nam như chính sách vay vốn, thuế, tiền điện… Các thủ tục hành chính về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện trực tuyến, miễn phí, rút ngắn thời gian.

Nhưng về khó khăn, theo ông Phạm Tuấn Anh, giãn cách xã hội tại nhiều nơi đã khiến chi phí sản xuất gia tăng, hàng hóa lưu thông khó khăn, thiếu nguồn lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài còn chịu một số hạn chế với chính sách cho chuyên gia, người lao động xuất nhập cảnh.

Chia sẻ về thực trạng của doanh nghiệp, ông Adam Koulaksezian, Giám đốc điều hành Hiệp hội các Doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam đầu tư nhiều vào các ngành F&B (nhà hàng và ăn uống), khách sạn, du lịch… nên đang chịu rất nhiều ảnh hưởng do giãn cách xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhưng họ vẫn đang tìm cách để thích ứng, duy trì tốt nhất có thể.

Do đó, các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam mong đợi sẽ nhận được các chính sách hỗ trợ tài chính tạm thời (trong vòng 6 đến 12 tháng) để hồi phục, Việt Nam cũng cần gấp rút hoàn thiện chiến dịch tiêm chủng toàn dân; đặc biệt là cần tối ưu các thủ tục hành chính, tạo điều kiện bình thường hóa việc nhập cảnh của các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore cho hay, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Singapore như các chính sách về chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, thanh toán… nên có nhiều điều kiện thuân lợi cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng và nhân lực, có chính sách để giải quyết về vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ thương mại điện tử đưa hàng đến người dùng tại các địa phương giãn cách.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều