"Ông lớn" ngân hàng vẫn gia nhập cuộc đua miễn phí giao dịch

(HQ Online) - Từ 2022, Vietcombank, BIDV đã thông báo miễn toàn bộ các loại phí trên kênh số, nhằm khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng đồng thời cũng để tăng tốc trong "cuộc đua" CASA.
Miễn phí chuyển tiền không giới hạn cùng gói HDBank Sky One
Tiếp tục giảm phí giao dịch trên ATM, POS và chuyển khoản liên ngân hàng
Agribank tiếp tục miễn phí dịch vụ chuyển tiền trên kênh Internet Banking
Miễn phí giao dịch là một trong những giải pháp hữu hiệu để thu hút khách hàng.
Miễn phí giao dịch là một trong những giải pháp hữu hiệu để thu hút khách hàng.

"Ông lớn" đã nhập cuộc

Mới nhất, BIDV đã ra thông báo từ 1/1/2022, khách hàng cá nhân được miễn toàn bộ phí khi giao dịch trên BIDV SmartBanking, bao gồm: Phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống BIDV, phí duy trì dịch vụ, phí quản lý 1 tài khoản, phí tin nhắn OTT… Trước đó, BIDV cũng nhiều lần miễn, giảm phí chuyển tiền; ra mắt các gói dịch vụ Bfree miễn đến 10 loại phí… Chỉ tính riêng năm 2021, BIDV cho biết, tổng kinh phí hỗ trợ khách hàng lên tới 7.900 tỷ đồng.

Cùng ngày, Vietcombank cũng thông báo điều chỉnh phí dịch vụ ngân hàng điện tử (online) và chính sách dịch vụ tài khoản đối với khách hàng cá nhân từ ngày 1/1/2022. Vietcombank sẽ miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch chuyển tiền trên kênh ngân hàng số VCB Digibank, miễn phí duy trì dịch vụ VCB Digibank và phí quản lý 1 tài khoản mặc định đăng ký VCB Digibank.

Theo mức phí hiện hành, Vietcombank đang áp dụng phí quản lý tài khoản mặc định trên VCB Digibank là 2.000 đồng/tháng; phí duy trì dịch vụ VCB Digibank 10.000 đồng/tháng; chuyển tiền từ trong hệ thống Vietcombank từ 2.000-5.000 đồng/giao dịch; chuyển tiền đi khác hệ thống Vietcombank qua Ngân hàng Nhà nước từ 6.000-950.000 đồng/giao dịch; chuyển tiền nhanh 24/7 đi khác hệ thống Vietcombank từ 5.000 đồng đến 1 triệu đồng/giao dịch; chuyển tiền nhanh 24/7 qua thẻ trên VCB Digibank từ 5.000 đồng đến 0,02% giá trị giao dịch. Các mức phí này chưa bao gồm thuế GTGT.

Trước đó từ tháng 5/2021, Agribank cũng đã thực hiện miễn, giảm lãi cho toàn bộ khách hàng trên hệ thống; thực hiện theo phương thức trực tuyến, không yêu cầu khách hàng phải đến ngân hàng. Agribank cũng miễn, giảm một số loại phí dịch vụ (miễn 100% phí dịch vụ chuyển tiền trong nước; 100% phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa; giảm phí rút tiền tại ATM qua Napas).

Còn tại VietinBank, ngân hàng cũng áp dụng chính sách 0 đồng phí khi khách hàng đăng ký sử dụng các gói tài khoản thanh toán Smart, Premium bao gồm miễn phí duy trì, phí giao dịch trên iPay cho các khách hàng đăng ký dịch vụ VietinBank iPay, miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống....

Tăng tốc cho "cuộc đua" hút tiền gửi không kỳ hạn

Với lượng khách hàng lớn tại các ngân hàng có vốn nhà nước thì khoản thu từ phí dịch vụ cũng khá đáng kể. Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2020 cho thấy, lãi thuần từ dịch vụ thanh toán tại Vietcombank đạt trên 2.825 tỷ đồng, chiếm hơn 42% tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ; con số này tại BIDV lần lượt là 3.289 tỷ đồng và chiếm hơn 62%. Năm 2021 chưa kết thúc nhưng dự đoán 2 ngân hàng này có thể thu về những khoản lãi tương đương năm 2020.

Mặc dù việc miễn phí thanh toán trên chỉ áp dụng đối với khách hàng cá nhân, không bao gồm các khách hàng doanh nghiệp; song động thái miễn toàn bộ phí giao dịch như trên cũng cho thấy các ngân hàng lớn đã "sốt ruột" khi hầu hết ngân hàng tư nhân đã áp dụng chính sách miễn phí giao dịch từ nhiều năm, nên kéo về lượng lớn khách hàng, giúp tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) với lãi suất thấp, tạo nguồn kinh doanh chi phí thấp cho ngân hàng.

Một số ngân hàng có lợi thế về tỷ lệ CASA cao. Nguồn: BSC
Một số ngân hàng có lợi thế về tỷ lệ CASA cao. Nguồn: BSC

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán BSC, tính đến cuối tháng 9, ngân hàng đang đứng đầu về tỷ lệ CASA trên thị trường là Techcombank (49%), tiếp đó là MBBank với tỷ lệ trên 41%, Vietcombank tuy đứng thứ 3 nhưng có sự cách biệt khá lớn khi ở mức 34%… 2 “ông lớn” khác là BIDV và VietinBank thì có tỷ lệ CASA dưới 20%, thấp hơn mức trung bình của toàn ngành.

Hiện các ngân hàng đều đã nhận thấy lợi ích của “cuộc đua” tăng tỷ lệ CASA nên đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hút dòng tiền, trong đó miễn phí giao dịch là một biện pháp hữu hiệu mà Techcombank là ví dụ thành công điển hình khi triển khai từ năm 2016, tiếp sau đó đến các ngân hàng như VPBank, MBBank, TPBank… Hơn nữa, theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn vì đại dịch, dòng tiền nhàn rỗi có xu hướng chảy sang các kênh đầu tư khác như chứg khoán, bất động sản… thì “cuộc đua” CASA càng khốc liệt hơn.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niêm năm 2021, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, tiền gửi giá rẻ là một trong 3 trụ cột chính giúp ngân hàng tăng trưởng. Mặt khác, BIDV cho biết, chính sách miễn phí hoàn toàn cho khách hàng giao dịch trên kênh số nhằm thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả chủ trương chuyển đổi số quốc gia, thực hiện “thanh toán không dùng tiền mặt”, hỗ trợ tăng cường phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết, đơn vị này sắp ra mắt VIPO Mall - nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại mà không cần qua trung gian.
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

(HQ Online) - Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ bước đầu đã có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024, nhờ các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành theo kế hoạch.
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

(HQ Online) - Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Đón đầu xu hướng này, cam kết đổi mới sáng tạo và làm những điều khác biệt được thể hiện xuyên suốt trong từng sản phẩm, dịch vụ của Masan và các đơn vị thành viên trên hành trình phụng sự người tiêu dùng.

Đọc nhiều