Người khai được sử dụng kết quả xác định mã số lô hàng trước cho lô hàng tiếp theo

(HQ Online) - Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT- BTC, người khai hải quan được sử dụng thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, NK từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 3 năm.
Doanh nghiệp chủ động quyền được xác định trước mã HS
Xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ
Tiếp tục thực hiện tra cứu và khai báo mã số hàng hóa theo Thông tư 31

Trước đề nghị của Công ty TNHH LG CNS Việt Nam liên quan đến việc áp dụng mã HS code của tủ mạng (tủ rack), Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan 2014 quy định: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa XNK để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam”.

Điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ- CP quy định: “Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế XNK khác với mẫu hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan”.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra thực tế lô hàng thép cuộn . 	Ảnh: HQHP
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra thực tế lô hàng thép cuộn . Ảnh: HQHP

Tại điểm g khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT- BTC quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK: “Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tinh chất lý hóa, tính năng, công dụng, NK từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa XNK được sửa đổi, bổ sung, thay thế”.

Đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho rằng, người khai hải quan được sử dụng thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho với các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, NK từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 3 năm.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, ngày 9/9/2022, Tổng cục Hải quan có Thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa số 3741/TB-TCHQ đối với mặt hàng tủ rack (tủ mạng) ký, mã hiệu, chủng loại UNR-32UD600, nhà sản xuất Unirack và Thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa số 3739/TB-TCHQ đối với mặt hàng tủ rack (tủ mạng) ký, mã hiệu, chủng loại VRS15-660, nhà sản xuất Viet track.

Như vậy, trường hợp Công ty TNHH LG CNS Việt Nam NK nhiều mặt hàng tủ rack (tủ mạng) từ nhiều nhà sản xuất khác thì công ty tự khai, tự chịu trách nhiệm đối với các mặt hàng chưa có thông báo kết quả xác định trước mã số.

Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH LG CNS Việt Nam đối chiếu hàng hóa thực tế với các quy định hiện hành để xác định mã số cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp cơ quan Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan để được hướng dẫn cụ thể.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Một số ngành nghề không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh

Một số ngành nghề không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh

(HQ Online) - Góp ý Dự thảo Báo cáo việc rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh vì đã có biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn.
Infographics: Tạo dấu ấn khác biệt cho doanh nghiệp bằng hành động bảo vệ động vật hoang dã

Infographics: Tạo dấu ấn khác biệt cho doanh nghiệp bằng hành động bảo vệ động vật hoang dã

(HQ Online) - Các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới đều có các nội dung gắn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong chuỗi cung ứng từ vận chuyển, buôn bán đến tiêu thụ động vật hoang dã, doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật liên quan động vật hoang dã.

Đọc nhiều