Một số ngân hàng được nới "room" tín dụng

(HQ Online) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng năm 2021 của một số ngân hàng thương mại.
Hàng nghìn tỷ đồng tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu
Dòng tín dụng đang đi vào các lĩnh vực rủi ro như thế nào?
Nới thêm chỉ tiêu tín dụng, dòng tiền sẽ chảy vào sản xuất – kinh doanh?
Nhiều ngân hàng đã được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Ảnh: Internet
Nhiều ngân hàng đã được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Ảnh: Internet

Theo đó, trong đợt cấp tăng trưởng tín dụng lần này, có ngân hàng được nới thêm room tín dụng từ 8,5% lên 12,1%, có ngân hàng được nới mạnh hơn từ 10,5% lên 15%...

Tại các văn bản này, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng được nới thêm room tín dụng cần thực hiện tốt các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Cụ thể, ngân hàng cần phải cấp tín dụng với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo của NHNN về các giải pháp hoạt động tín dụng trong năm 2021.

Tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán… Giảm dần tỷ trọng cho vay với bất động sản, tăng cường quản lý ro với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ.

Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản… Các ngân hàng còn cần phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) không thấp hơn 9% tại mọi thời điểm.

Mới đây, tại cuộc họp với 16 tổ chức tín dụng do Hiệp hội Ngân hàng tổ chức, các ngân hàng đề nghị, NHNN cấp thêm room tín dụng trong những tháng cuối năm để ngân hàng có thêm điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị, NHNN xem xét cách giao chỉ tiêu tín dụng hàng năm. Đặc biệt, với các ngân hàng đã áp dụng tốt Basel II và Basel III nên được tạo thuận lợi khi cấp room tín dụng.

Trước đó, Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, việc điều hành tín dụng bằng chỉ tiêu và định hướng là cần thiết, NHNN đã triển khai trong suốt 10 năm qua và đã phát huy tác dụng rất tốt trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Vì vậy, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chỉ tiêu tín dụng định hướng và phù hợp với diễn biến nền kinh tế và mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Theo đó, NHNN căn cứ vào quy mô, chất lượng tài sản của từng tổ chức tín dụng, để xếp hạng A, B, C… và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng linh hoạt. Hạn mức tín dụng sẽ được cấp cho từng ngân hàng riêng biệt, không cố định mà sẽ xem xét thay đổi từng đợt khi cần thiết, dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của từng ngân hàng.

Hồi đầu năm 2021, NHNN đã giao chỉ tiêu hạn mức tín dụng lần đầu cho các ngân hàng trong hệ thống, ngân hàng cao nhất được giao chỉ tiêu ở mức 12%, trong khi các ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng khác chỉ được cấp hạn mức tín dụng từ 6,5-7,5%.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết, đơn vị này sắp ra mắt VIPO Mall - nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại mà không cần qua trung gian.
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm

(HQ Online) - Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ bước đầu đã có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics

(HQ Online) - Theo báo cáo Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2024 được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 29/11/2024, năm 2024, ngành Logistics Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng được nhận định sẽ đe dọa sự phát triển ổn định của ngành này.
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024, nhờ các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành theo kế hoạch.
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng

(HQ Online) - Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Đón đầu xu hướng này, cam kết đổi mới sáng tạo và làm những điều khác biệt được thể hiện xuyên suốt trong từng sản phẩm, dịch vụ của Masan và các đơn vị thành viên trên hành trình phụng sự người tiêu dùng.

Đọc nhiều