Mạnh dạn giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

(HQ Online) - Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để các DNNN thực sự trở thành “sếu đầu đàn”, là nguồn lực chính của nền kinh tế, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, củng cố, phát triển DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu lâu đời, bên cạnh khối dn tư nhân trong nước đang ngày càng lớn mạnh.
4 đột phá để doanh nghiệp nhà nước trở thành “sếu đầu đàn”
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới: Nên cho phá sản doanh nghiệp càng làm càng lỗ
7 cái tên nổi bật cho vị trí “cánh chim đầu đàn” doanh nghiệp nhà nước
Lấy lại đà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Mở rộng quyền tự chủ

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Ban Nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), hiện các DNNN vẫn bị cản trở tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo. Mặc dù Đảng đã có chủ trương “có chính sách cho DNNN đầu tư phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào đổi mới sáng tạo”, song chưa được thể chế hóa… Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Quang Tuấn khuyến nghị, trước hết, cần mở rộng quyền tự chủ cho DNNN, chuyển đổi chính sách từ quản lý đầu vào sang quản lý mục tiêu và quản lý dựa trên kết quả. Cùng với đó, cần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ; hỗ trợ tốt hơn đối với DN trong công tác dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN. Cần ban hành các chính sách hướng dẫn cụ thể để DNNN có thể tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào đổi mới sáng tạo…; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể để phát triển các DN tiên phong, dẫn dắt về công nghệ bắt nhịp với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số…

“Cần thay đổi tư duy, coi DNNN như DN tư nhân, đồng thời hỗ trợ tốt DN trong dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN... Đặc biệt, mạnh dạn trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN, xác định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN. Các bộ, ban, ngành cần tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý. Trao quyền, ‘cởi trói’ nhưng câu chuyện giám sát, quản lý phải làm tốt. Có như vậy, các DNNN mới phát huy hết được thế mạnh của mình”, ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh.

Nêu lên quan điểm để DNNN “bứt phá” được trong thời gian tới, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, trong DNNN hiện nay chỉ có người đại diện chứ không có người lãnh đạo thực sự. Trong khi ở các khu vực tư nhân, có Hội đồng quản trị, có thể quyết định tất cả mọi việc. Đây là gốc rễ của mọi vấn đề, không xử lý được 100% và phải có những bước đi cụ thể. Những năm qua DNNN luôn cố gắng nhất có thể trong việc phân vai rõ ràng, giảm thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Ở giai đoạn hiện nay và trong tương lai, sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong đó Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của các DNNN và tư nhân.

Đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN

Để nâng cao hiệu quả vai trò của DNNN trong phát triển nền kinh tế, TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần phải kiên quyết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, cho dù có phải thu hồi vốn đầu tư với mức thấp nhất nhưng sẽ mang lại hiệu quả thị trường cao nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tái cấu trúc DN. Tái cấu trúc DNNN, phải đẩy nhanh việc thoái vốn, việc đầu tư ra ngoài ngành của các DNNN để các DN, tập đoàn kinh tế tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình nhằm tăng cường cạnh tranh, tạo thương hiệu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong DNNN để dẫn dắt, lan tỏa cho nền kinh tế, còn các lĩnh vực khác để tư nhân, các thành phần kinh tế khác làm.

Song song với đó cũng cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong DNNN. Bởi bên cạnh những DNNN làm ăn thua lỗ, vẫn có nhiều DNNN kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhờ đội ngũ quản trị có năng lực đưa DN đi đúng hướng (như: Tổng công ty sữa Vinamilk, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel…).

Còn TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng, toàn bộ hệ thống chính sách về DNNN cần phải thay đổi theo nguyên tắc phân định rõ chức năng sở hữu (Nhà nước) và trả lại tất cả những chức năng thông thường của một DN. Cần thiết làm rõ nội hàm kinh tế Nhà nước là chủ đạo, DNNN là nòng cốt. Hoàn thiện quản trị bình đẳng, thống nhất giữa DNNN và DN khác, nhất là những khâu yếu như tuyển dụng, bổ nhiệm. Theo đó, xem xét sửa đổi Luật Quản lý sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và các văn bản hướng dẫn thực hiện với các định hướng đột phá, tạo sự chủ động cho các DNNN.

“Một số bất cập về quản trị DNNN gây hiệu quả hoạt động thấp như quyền chủ động của lãnh đạo, quản lý DNNN trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường còn bị hạn chế. Lãnh đạo DNNN e ngại khi ra quyết định, sợ bị quy kết, làm sai trong khung quy định cứng nhắc. Sai lầm không chỉ bị mất vốn, thiệt hại về kinh tế còn là sinh mạng chính trị. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, TS. Sang cho rằng, cần phải đẩy mạnh bắt nhịp nhanh hơn với Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý. Bởi công nghệ sẽ góp phần hạn chế tốt vấn đề tham nhũng. Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc những quy định trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý DNNN”, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.

PGS.TS. Hồ Sĩ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:

Mạnh dạn giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

Hiện, đang thiếu đầu mối đồng bộ các chính sách của các bộ, ngành với nhau. Cần phải phối hợp các bộ, ngành với nhau như thế nào để đẩy nhanh và các thủ tục đầu tư làm sao cho thuận lợi? Tăng phân cấp mà không tăng giám sát, đánh giá thì cùng không hiệu quả được. Bởi, cơ quan quản lý không phải người nắm chuyên môn sẽ rất khó đánh giá các yếu tố về kỹ thuật...

Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần thay đổi một số chủ trương lớn để phát triển DNNN hiện nay. Cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác; củng cố, phát triển DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu lâu đời, bên cạnh khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đang ngày càng lớn mạnh sẽ là một trong những giải pháp quan trọng…

Cùng với cải cách hướng kinh tế thị trường, việc tái cấu trúc DNNN luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình hàng chục năm nay. Bên cạnh câu chuyện DNNN tự nâng cao hiệu quả, là sự tạo dựng lòng tin cho thị trường, cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế:

Mạnh dạn giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

Cần xem xét còn tư duy bảo thủ giáo điều hay không – đó là những tư duy muốn tỷ lệ DNNN chiếm đa số trong nền kinh tế. Nên lấy hiệu quả tài chính làm thước đo quan trọng nhất. Nếu DNNN lấy khẩu hiệu là “hiệu quả kinh tế xã hội” thì đến khi thua lỗ họ rất dễ vin vào cớ “tại vì em làm ra hiệu quả xã hội là chính”. Chính vì vậy, cần giảm tỷ lệ DNNN chiếm 30% GDP xuống còn 15% GDP là phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Lấy hiệu quả tài chính là tiêu chí đánh giá. Nếu DNNN thua lỗ thì “loại” ngay.

Xuân Thảo (ghi)

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.
Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.

Đọc nhiều