Lợi nhuận ngân hàng tiếp đà "sáng chói" trong năm 2022?

(HQ Online) - Kết quả kinh doanh của các ngân hàng quý 3 và 9 tháng năm 2021 đã “lộ sáng” với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 45%. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp đà cho quý 4 và làm khả quan lợi nhuận ngân hàng trong cả năm 2021, tiếp sang năm 2022.
Infographics: Toàn cảnh "bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2021
3 "ông lớn" ngân hàng vẫn lãi lớn nhưng nợ xấu tăng nhanh
Nợ xấu tại một số ngân hàng đã tăng lên
ngân hàng quý 4
Các ngân hàng đều có triển vọng lớn về lợi nhuận trong cả năm 2021 và sang 2022. Ảnh: Internet

Báo cáo về ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán Maybank Kimeng (MBKE) cho hay, 9 tháng năm 2021, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng niêm yết vẫn tăng trưởng tốt. Các ngân hàng tiếp tục nỗ lực nâng cao cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tiếp cận nguồn vốn bán buôn với chi phí rẻ hơn là những yếu tố góp phần giảm chi phí vốn.

Bên cạnh lợi nhuận thuần, theo MBKE, các khoản thu nhập từ phí (đặc biệt là phí bán chéo bảo hiểm) cũng là một trong những động lực tăng trưởng cho các ngân hàng thời gian qua. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng kiểm soát rất tốt chi phí hoạt động, nhất là các ngân hàng có tiến độ chuyển đổi số nhanh.

Trong khi thu nhập tăng trưởng tốt thì nợ xấu của các ngân hàng không "xấu" như những lo ngại bị thổi phồng trước đó. MBKE cho rằng, một phần nguyên nhân là do mức nợ xấu của các ngân hàng trước đại dịch tương đối thấp, thậm chí rất thấp ở một số ngân hàng.

Theo đánh giá của chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Mirae Asset, nợ xấu hiện tại của các ngân hàng Việt Nam không gây ra rủi ro hệ thống, không gây ra cú sốc nào cho các ngân hàng về trích lập dự phòng. Với tốc độ phục hồi của nền kinh tế, khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ tăng trở lại. Chính vì vậy, lợi nhuận ngân hàng sẽ có nhiều triển vọng tăng trong quý 4/2021 và năm 2022.

Theo dự báo của MBKE, 17 ngân hàng niêm yết sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 10% trong quý 4/2021, tương đương 44.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (bằng mức trung bình của ba quý đầu năm) nhờ tăng trưởng tín dụng và thu nhập từ phí mạnh hơn. Cả năm 2021, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng ở mức 33% so với năm trước.

Tại buổi gặp gỡ với nhà đầu tư mới đây, ông Hoàng Linh, Phó giám đốc tài chính VIB dự đoán, thu nhập lãi thuần và NIM của VIB sẽ cải thiện ngay trong quý 4/2021 khi phần lớn khách hàng được cơ cấu nợ có kế hoạch hoàn trả sớm hơn so với phương án hỗ trợ. Lãnh đạo VPBank cũng kỳ vọng, mảng bán lẻ, vay tiêu dùng sẽ tăng tốc trở lại trong quý 4/2021.

Sang năm 2022, mảng dịch vụ và đầu tư được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh ký kết các hợp đồng bán chéo bảo hiểm. Chẳng hạn, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho hay, ngân hàng đang tiến hành các thủ tục hoàn tất hợp đồng hợp đồng bảo hiểm với Manulife, dự kiến ghi nhận thu nhập trong quý 1/2022. Tương tự, VPBank cũng đang tiếp tục thảo luận với bảo hiểm AIA về thỏa thuận độc quyền.

Đồng thời, với nguồn vốn dồi dào từ thương vụ bán công ty tài chính, các ngân hàng cũng sẽ có thêm nhiều lợi nhuận. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, ngân hàng đang tiếp xúc với 2-3 nhà đầu tư và đang tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng để bán toàn bộ 100% vốn Công ty Tài chính FCCOM trong tháng 11/2021. Giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và MSB có thể thu về 1.800-2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều