Lĩnh vực ngân hàng dẫn đầu lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp

(HQ Online) - Theo dữ liệu công bố đến ngày 30/9/2021 của HNX và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có tổng cộng 42 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 9, toàn bộ được phát hành theo hình thức phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 29.734 tỷ đồng.
Kiểm soát chặt hoạt động đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp
Ngân hàng, bất động sản dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài cuối: Khuyến nghị 6 giải pháp để phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Lĩnh vực ngân hàng dẫn đầu lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về khối lượng phát hành trong tháng 9, với tổng giá trị phát hành 13.860 tỷ đồng, chiếm 47% tổng giá trị phát hành. Trong đó, có 6.210 tỷ đồng trái phiếu phát hành tăng vốn cấp 2 của BIDV, Vietinbank, VIB, MB.

Lãi suất phát hành các trái phiều tăng vốn cấp 2 chủ yếu là lãi suất thả nổi tham chiếu bình quân lãi suất tiết kiệm 4 Ngân hàng (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank), dao động từ 6,4% đến 7,9%/năm, cao hơn so với tháng 8 do các trái phiếu có kì hạn dài hơn.

Các ngân hàng có khối lượng phát hành lớn gồm: BIDV (3.240 tỷ đồng), OCB (2.000 tỷ đồng), Vietinbank (2.050 tỷ đồng).

Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ hai với tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt 8.394 tỷ đồng, trong đó khoảng 11% trái phiếu phát hành bảo đảm bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm. Kỳ hạn phát hành chủ yếu trong khoảng từ 1-5 năm. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 9,5-12%/năm.

Một số tổ chức phát hành có khối lượng phát hành lớn nổi bật trong tháng gồm: CTCP Ngôi sao Việt (1.900 tỷ đồng), CTCP Thành phố Aqua (1.000 tỷ đồng).

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm có tổng cộng 599 đợt phát hành TPDN trong nước, trong đó có 582 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 350 nghìn tỷ đồng (chiếm 91% tổng giá trị phát hành), 14 đợt phát hành ra công chúng giá trị 12 nghìn tỷ (chiếm 3% tổng giá trị phát hành) và 3 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tổng giá trị 1 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm, nhóm các ngân hàng thương mại tiếp tục dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 132,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 31,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2 (chiếm 24%), 75% trái phiếu phát hành kỳ hạn ngắn 2-4 năm.

Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ 2 với tổng khối lượng phát hành 126,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 11% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 8-13%/năm.

Trong 9 tháng đầu năm, có 3 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm: Tập đoàn Vingroup (500 triệu USD), trái phiếu xanh của Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (200 triệu USD) và trái phiếu chuyển đổi của Novaland (300 triệu USD).

Thông tin về kế hoạch phát hành năm 2021, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu cho biết, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) HĐQT TCT Becamex IDC đã phê duyệt phương án phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ lần 3 năm 2021.

Cùng với đó, HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu đợt 1 là 500 tỷ đồng và đợt 2 là 450 tỷ đồng, kỳ hạn tối đa 3 năm, lãi suất dự kiến 9,5% trong năm đầu tiên.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều