Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục kiểm tra chuyên ngành

(HQ Online) - Hàng chục nghìn phản ánh từ các doanh nghiệp đã cung cấp rất nhiều thông tin chân thực, khách quan để thúc đẩy các bộ, ngành tiến hành các cải cách về kiểm tra chuyên ngành thực chất hơn.
Chuyển đổi số Hải quan: 100% thủ tục kiểm tra chuyên ngành thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia
Doanh nghiệp mong đợi Hải quan là đầu mối tổ chức kiểm tra chuyên ngành
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Kiến nghị gỡ vướng cho doanh nghiệp trong kiểm tra chuyên ngành
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn kiểm tra hàng hóa XNK. 	Ảnh: HQTH
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: HQTH

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Tổng cục Hải quan và Dự án Tạo thuận lợi thương mại của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Dự kiến khảo sát triển khai sẽ được triển khai từ nay đến tháng 7/2022. Khảo sát sẽ tập trung nhận diện hiện trạng chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn) và các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, đồng thời tập hợp các khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết, hoạt động khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu do VCCI, Tổng cục Hải quan và USAID định kỳ phối hợp triển khai từ năm 2012 đến nay đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Theo ông Tuấn, với gần 20.000 lượt doanh nghiệp tham gia trong 10 năm qua, phản ánh từ các doanh nghiệp đã cung cấp rất nhiều thông tin chân thực, khách quan để thúc đẩy các bộ, ngành tiến hành các cải cách thực chất hơn. Có thể kể đến như chuyển đổi việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử, giám sát hàng hóa tự động, giảm trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm…

Do đó, khảo sát năm 2022 sẽ xác định rõ các khâu, bước còn bất cập trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay của từng bộ, ngành cụ thể.

“Các thông tin này cùng với kiến nghị của các doanh nghiệp sẽ được tổng hợp để đưa ra các khuyến nghị cải cách tới Chính phủ và các bộ, ngành nhằm tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu", ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều