Khắc phục tồn tại trong công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan sẽ xem xét xử phạt hành chính
Thẩm quyền trong thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn ra quyết định xử phạt và thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?
Không thực hiện 9 quyết định ấn định thuế, một doanh nghiệp gia công bị cưỡng chế

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Cũng tại điểm b, khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì hành vi “không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả” bị áp dụng hình thức kỷ luật “Khiển trách”.

Để triển khai thực hiện quy định có hiệu quả, ngày 21/3/2022, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 920/TCHQ-PC về việc rà soát hồ sơ xử lý vi phạm tồn đọng. Trên cơ sở báo cáo kết quả rà soát của các đơn vị, Tổng cục Hải quan nhận thấy còn một số tồn tại trong công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, dẫn đến còn tồn 105 quyết định xử phạt chưa được thực hiện.

Hải quan Lạng Sơn cũng đẩy mạnh rà soát, kiểm tra hồ sơ khai báo hàng hóa của các DN. Ảnh: H.Nụ
Hải quan Lạng Sơn đẩy mạnh rà soát, kiểm tra hồ sơ khai báo hàng hóa của các DN. Ảnh: H.Nụ

Do đó, nhằm khắc phục các tồn tại này đồng thời chấn chỉnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đã được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Trên cơ sở kết quả rà soát hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính tồn đọng theo công văn số 920/TCHQ-PC, các đơn vị cần tiếp tục đôn đốc, tổ chức cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật đối với các quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã quá thời hạn quy định mà chưa được thi hành tại đơn vị. Đồng thời, căn cứ quy định tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP để kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp có hành vi vi phạm “không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả” trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời, rà soát lại các hình thức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả tại đơn vị mình để chấn chinh, khắc phục tình trạng không kịp thời, không thường xuyên, liên tục, không có sự kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận tham mưu về công tác xử phạt vi phạm hành chính và bộ phận theo dõi, đôn đốc thu nợ tại đơn vị. Đảm bảo việc theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiệu quả, kịp thời, thường xuyên, liên tục theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, các đơn vị cần chủ động kiểm tra, rà soát hồ sơ xử phạt tại đơn vị mình để đảm bảo hồ sơ xử phạt có đầy đủ chứng từ thu tiền phạt, chứng từ theo dõi việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, các chứng từ liên quan đến việc theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, làm căn cứ xác định quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đã được thi hành. Trường hợp thu tiền phạt trực tiếp phải thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật có liên quan.

Đặc biệt, các đơn vị cũng cần tổ chức cho CBCC tại đơn vị mình nghiên cứu kỹ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có quy định về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người có trách nhiệm trong công tác này, đảm bảo hiệu quả thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều