Intel Việt Nam và mốc xuất khẩu 3 tỷ sản phẩm

(HQ Online) - Chiếm 70% giá trị xuất khẩu của Khu Công nghệ cao (CNC) và 30% tổng giá trị xuất khẩu của TPHCM, Intel Products Việt Nam (IPV) trở thành nhà máy chế tạo công nghệ tầm cỡ thế giới và sẽ cán mốc xuất khẩu 3 tỷ sản phẩm vào cuối năm nay.
Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử mang về thêm 1,5 tỷ USD
Tổng cục Hải quan - Intel - SAP hợp tác thử nghiệm trao đổi thông tin hàng hóa
Gia hạn doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty Intel
Ông Kim Huat Ooi, Tổng giám đốc IPV trao kỷ niệm chương XK 50 tỷ USD cho lãnh đạo UBND TPHCM.
Ông Kim Huat Ooi, Tổng giám đốc IPV trao kỷ niệm chương XK 50 tỷ USD cho lãnh đạo UBND TPHCM.

Một thập kỷ xuất khẩu 50 tỷ USD

Hơn 15 năm trước, Tập đoàn Intel là công ty của Mỹ đầu tiên công bố đầu tư dự án trị giá 1,04 tỷ USD vào Khu Công nghệ cao (CNC) TPHCM, đánh dấu sự bắt đầu cho ngành công nghệ bán dẫn có mặt tại Việt Nam. Ngày 28/3/2007, nhà máy Intel được khởi công xây dựng. Đến nay, dự án đã hoàn chỉnh và là nhà máy chế tạo công nghệ cao tầm cỡ thế giới, ứng dụng công nghệ hiện đại nhất và đang mở ra nhiều cơ hội cho Intel và Việt Nam trong 15 năm qua và trong nhiều năm sắp tới.

Sự kiện công bố đầu tư vào Việt Nam của IPV năm 2006 đã góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ của ngành công nghệ cao và CNTT trên toàn cầu, từ đó đã giúp thu hút thêm các nhà cung cấp công nghiệp và dịch vụ, tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng trên toàn quốc. Cho đến nay, IPV là một trong 10 địa điểm sản xuất của Intel trên toàn cầu, có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu và là đơn vị tiếp nhận đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam với hơn 2.700 nhân viên phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Khu Công nghệ cao gặp gỡ, đối thoại với Tổng giám đốc IPV. 	Ảnh: T.H
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Khu Công nghệ cao gặp gỡ, đối thoại với Tổng giám đốc IPV. Ảnh: T.H

Chia sẻ 3 cột mốc về sản xuất xuất khẩu quan trọng của IPV, ông Kim Huat Ooi, Tổng giám đốc IPV cho biết, trong 1 thập kỷ (từ năm 201-2020), tổng giá trị xuất khẩu của nhà máy Intel đã đạt 50 tỷ USD; đã xuất khẩu 2 tỷ đơn vị sản phẩm tại thời điểm tháng 3 năm 2020 và đến cuối tháng 3 này, IPV sẽ đạt cột mốc xuất khẩu 2,6 tỷ sản phẩm và nhiều khả năng nhà máy sẽ đạt mốc xuất khẩu 3 tỷ sản phẩm vào cuối năm 2021. Riêng trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 toàn cầu, giá trị xuất khẩu của nhà máy vẫn đạt trên 13 tỷ USD, chiếm khoảng 70% giá trị xuất khẩu của Khu CNC và gần 30% tổng giá trị xuất khẩu của TPHCM. Đây là những dấu mốc rất phấn khởi không chỉ riêng đối với Intel và của cả TPHCM.

“Tính đến nay, nhà máy Intel đã đầu tư tổng số vốn là trên 1,5 tỷ USD tại Việt Nam và một điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh rằng, tài sản lớn nhất hiện nay của chúng tôi không chỉ là vốn, mà còn là 2.700 nhân viên tài năng đang làm việc tại nhà máy. Số lượng nhân viên sẽ tiếp tục tăng lên do nhà máy đã được đầu tư mở rộng các hoạt động chế tạo và kiểm định trong năm nay và những năm tới”- ông Kim Huat Ooi nhấn mạnh.

Tin tưởng môi trường đầu tư

Đánh giá kết quả đạt được của IPV có sự đồng hành hỗ trợ rất lớn của các cấp quản lý, đặc biệt là môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, ông Kim Huat Ooi cho rằng, ông là người thứ tư nhậm chức Tổng giám đốc IPV tại Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ đối thoại với Chi cục Hải quan Khu công nghệ cao - Cục Hải quan TPHCM vào dịp gần đây, ông Kim Huat Ooi cho rằng hoạt động sản xuất, XNK của Intel rất lớn, nhưng luôn thông suốt, có sự tăng trưởng trong thời gian vừa qua nhờ sự hỗ trợ rất lớn của cơ quan Hải quan. Đặc biệt, kết quả của năm 2020, mặc dù ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhưng hoạt động sản xuất của Intel Việt Nam khá ổn định so với các nhà máy ở Malaysia và Trung Quốc. Lý do được ông Kim Huat Ooi đưa ra là Chính phủ và các cơ quan quản lý của Việt Nam có những giải pháp kiểm soát dịch bệnh khá tốt. Riêng về hoạt động XNK, mặc dù bị ảnh hưởng do các hãng hàng không hạn chế bay, việc XNK hàng hoá của Intel tại Việt Nam vẫn được thực hiện khá thông suốt nhờ sự hỗ trợ, tạo thuận lợi của cơ quan Hải quan, trong đó trực tiếp là Chi cục Hải quan khu công nghệ cao và Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Với môi trường đầu tư thông thoáng, mới đây, IPV công bố về khoản đầu tư mở rộng 475 triệu USD đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam về công suất chế tạo, đem về cơ hội lớn cho Intel Việt Nam tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới, sản phẩm mới và đem lại nhiều cơ hội lan tỏa khác cho môi trường đầu tư FDI của Việt Nam. Gần đây, Tập đoàn Intel đã công bố đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam, nâng tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam lên tới 1,5 tỷ USD. Khoản đầu tư bổ sung này giúp tăng cường sản xuất các sản phẩm 5G của Intel, bộ xử lý Intel Core với Công nghệ Intel Hybrid và bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10. Khoản đầu tư này đã giúp Intel Việt Nam tiếp tục thúc đẩy đa dạng hóa và cải thiện các hoạt động tại nước sở tại để có thể tiếp nhận các công nghệ phức tạp hơn và các sản phẩm mới.

Đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Kim Huat Ooi cho rằng, tin tưởng Việt Nam đã trở thành điểm đến của đầu tư hấp dẫn cho khối FDI, trong đó có nhiều cơ hội lớn hơn cho ngành công nghệ cao của Việt Nam, đồng thời mong muốn không chỉ là một nhà đầu tư lớn, mà còn là một đối tác lâu dài, có trách nhiệm, cùng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều