Hợp tác để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

(HQ Online) - Để các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì việc tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài là rất cần thiết.
30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản hợp tác phát triển chuỗi công nghiệp hỗ trợ
HANSIBA tăng cường hợp tác, giao lưu để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô

Với ngành công nghiệp hỗ trợ, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Khu công nghiệp HANSSIP) là một trong các khu công nghiệp chuyên sâu cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Được hoàn thiện hạ tầng cơ bản vào năm 2018, nhưng do đại dịch Covid-19 nên phải đến năm 2021, khu công nghiệp HANSSIP trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao của Hà Nội.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang trong quá trình xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm linh kiện ứng dụng cho ngành hàng không vũ trụ, ô tô, điện tử, thiết bị công nghiệp. Nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tiếp tục tái khởi động để đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao tại khu công nghiệp HANSSIP.

Các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: H.Dịu
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: H.Dịu

Vì thế, ngày 16/9, tại khu công nghiệp HANSSIP đã diễn ra lễ ký Hợp đồng thuê đất giữa Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G (thành viên Tập đoàn N&G), chủ đầu tư khu công nghiệp HANSSIP.

Ông Nguyễn Tiến Thưởng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT cho biết, bước đầu sẽ triển khai tổ hợp nhà máy với diện tích gần 10.000 m2 và xây dựng 9.000m2 nhà xưởng với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng tại khu công nghiệp HANSSIP để sản xuất các sản phẩm với độ chính xác cao đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... như bu lông, đai ốc, ốc vít, lò xo và các linh kiện phụ trợ cho các ngành công nghiệp ứng dụng trong lĩnh vực ô tô, xe máy, đồ gia dụng, nột thất…

“Nhà máy cùng với những máy móc thiết bị hiện đại có mức độ tự động hóa cao và dây chuyền khép kín sẽ được xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với chuỗi sản xuất Nhật Bản và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc mà khu công nghiệp HANSSIP đang hướng đến”, ông Nguyễn Tiến Thưởng khẳng định.

Cũng tại chương trình, Công ty THT đã ký biên bản ghi nhớ về việc tư vấn đầu tư, kết nối chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại khu công nghiệp HANSSIP với Công ty TNHH Tư vấn-Đầu tư-Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (VI-JA CID Co., LTD).

Theo đó, Công ty THT cùng các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) sẽ được Công ty VI-JA hỗ trợ, tư vấn các nội dung liên quan tới việc nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng các tiêu chí về chứng chỉ sản xuất, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ứng dụng trong lĩnh vực máy công nghiệp, robot, hàng không vũ trụ…

Đại diện Công ty VI-JA cho biết, việc hợp tác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kinh nghiệm, kiến thức để sản xuất kinh kiện chất lượng cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều