Doanh nghiệp Nhật Bản “than” chi phí sản xuất cao, thủ tục còn dài

(HQ Online) - Các doanh nghiệp Nhật Bản đã kiến nghị các cơ quan quản lý cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình cấp các giấy phép… để giúp các doanh nghiệp này rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trả lời vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản tại Hội nghị
Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trả lời vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu

Chi phí sản xuất cao

Chiều 21/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đây là Hội nghị lần thứ 5 trong năm 2020 của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài và là hội nghị đối thoại mở lần đầu tiên với doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Hội nghị giúp doanh nghiệp tháo gỡ các rào cản, khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời mang đến cho cộng đồng doanh nghiệp thông tin về những chính sách mới của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sau dịch bệnh Covid-19.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu nhiều kiến nghị rất cụ thể về các vấn đề liên quan đến đơn giản hóa quy trình đầu tư, TTHC, hoàn thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp, các quy định tại Luật Đầu tư công…

Cụ thể, ông Yasuda Makoto, Tổng giám đốc Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam phản ánh về việc khó tìm được đối tác cung ứng là doanh nghiệp Việt Nam phù hợp. Vì thế, các nguyên phụ liệu sản xuất tới 60% phải nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc, phải vận chuyển với chi phí không hề rẻ.

Vì thế, vị này kiến nghị cần tăng cường năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, chú trọng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ, thêm các ưu đãi về chính sách thuế, kết nối hợp tác để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển.

Kiến nghị về vấn đề cơ sở hạ tầng, đại diện Công ty Meiko Việt Nam cho biết, trong năm 2020, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp này tại Thạch Thất (Hà Nội) có 16 lần mất điện tạm thời, tại Khu công nghiệp Thăng Long có tới 20 lần mất điện, các nhà máy cũng chịu khoảng 8 lần mất nước… Chính vì thế, để khắc phục tình trạng mất năng lượng tạm thời này, doanh nghiệp đã phải sử dụng các nguồn nguyên liệu và năng lượng khác, khiến chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn 1,3-1,5 lần so với nhà máy tại Trung Quốc.

Ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam cho hay, việc cấp giấy phép về đất đai và xây dựng còn mất nhiều thời gian, nhiều dự án từ khi làm thủ tục cho đến khi nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyền sử dụng đất phải kéo dài hơn 1 năm. Nên vị này kiến nghị phải rút ngắn các quy trình hơn nữa để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Sẽ gỡ vướng về kiểm tra chuyên ngành

Trước những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, đại diện các bộ ngành đã có những giải đáp kiến nghị trực tiếp ngay tại Hội nghị.

Ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, các quy định pháp luật liên quan tới nhiều văn bản quy phạm, cơ quan quản lý nên dẫn tới doanh nghiệp gặp vướng mắc, kiến nghị là điều bình thường. Vì thế, tựu chung lại là các doanh nghiệp đều kiến nghị các quy trình, thủ tục liên quan đến TTHC nhanh hơn, rút ngắn hơn.

Theo ông Sử, từ năm 2016, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành đẩy nhanh thực hiện tiến độ dịch vụ công trực tuyến, xây dựng Chính phủ điện tử… Quốc hội cũng đã thông qua quy định các cơ quan Nhà nước phải có lộ trình thiết lập dịch vụ công trực tuyến.

Nói về kiến nghị công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2020 sắp có hiệu lực nên các bộ, ngành đã ban hành dự thảo nghị định về công bố thông tin. Hiện việc công bố thông tin đã được thực hiện, nhưng chủ yếu bằng tiếng Việt, sang năm 2021 sẽ cố gắng triển khai thêm tiếng Anh, nên nếu có hỗ trợ từ các cơ quan phía Nhật Bản thì sẽ thêm phần thông tin bằng tiếng Nhật.

Liên quan đến vấn đề chi phí vận chuyển còn cao, ông Đỗ Văn Sử thừa nhận, mạng lưới logistics của Việt Nam đúng là chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, giá thành còn cao, nên Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, việc Luật Đầu tư công được ban hành sẽ phần nào giúp tháo gỡ ách tắc, thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng.

Vị này cũng nói thêm, về thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã xây dựng hệ thống liên thông hàng hóa điện tử, điều này sẽ giúp thời gian thông quan nhanh hơn.

Về lĩnh vực hải quan, tại Hội nghị, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã có một số giải đáp cho các doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến việc hoàn thuế và kiểm tra chuyên ngành.

Theo Phó Tổng cục trưởng, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ, Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án đổi mới kiểm tra chuyên ngành, từ đó gỡ vướng những vấn đề về kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp theo hướng nhanh gọn hơn.

Từ các ý kiến tại buổi đối thoại, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ hoàn thiện báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều