Doanh nghiệp kỳ vọng vào mùa Xuân mới của đất nước

(HQ Online) - Đất nước đã bước vào một mùa Xuân mới, càng đặc biệt hơn khi đây là mùa Xuân đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất lợi do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, các doanh nghiệp vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ ngay từ 2021.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự phát triển của Tạp chí Hải quan
Doanh nghiệp kỳ vọng gì ở đặc khu kinh tế?
Doanh nghiệp kỳ vọng vào cổ phiếu nhờ FTA
Doanh nghiệp kỳ vọng gì vào sự thay đổi của VNACCS/VCIS
Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh năm 2015 tốt hơn
Doanh nghiệp kỳ vọng vào mùa Xuân mới của đất nước
Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô. Ảnh: ST

Kỳ vọng lớn

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã được thông qua với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Doanh nghiệp là lực lượng chủ công

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra các mục tiêu đến năm 2045. Để thực hiện được các mục tiêu này, việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập phải là bệ đỡ và phát triển nền kinh tế số phải là đôi cánh để bay lên. Ba mũi giáp công gồm thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là các khâu đột phá. Doanh nghiệp là lực lượng chủ công. Kinh tế tư nhân là rường cột. Quốc gia khởi nghiệp là hệ sinh thái dẫn đường. Còn rất nhiều việc chúng ta sẽ phải làm. Công cuộc cải cách thể chế mà trước hết là cải cách thể chế kinh tế phải tiếp tục với tinh thần đột phá, vượt ra khỏi sự bảo thủ, rụt rè và cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị.

TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Cần phát triển đội ngũ doanh nhân tương xứng

Dấu ấn thực hiện thành công mục tiêu “kép” trong năm 2020 giúp tăng thêm niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào các quyết sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ở Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong các chính sách để cụ thể hóa các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, rất cần phát triển đội ngũ doanh nhân tương xứng, giữ vai trò tiên phong trong hội nhập, góp phần định vị sức mạnh, uy tín của nền kinh tế mang thương hiệu Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trong mục tiêu tập trung sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong nước do Nhà nước quản lý cần giúp cộng đồng doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tham khảo, khai thác, tránh lãng phí.

Minh Chi (ghi)

Nghị quyết đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Trong đó, Đại hội yêu cầu phải phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số…

Dưới góc nhìn từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đánh giá, những kết quả thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định vị thế vững chắc của Việt Nam về mặt chính trị và là tiền đề quan trọng để Đảng và Chính phủ tiếp tục triển khai các chủ trương, quyết sách điều hành hiệu quả. Trên cơ sở đó, nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, thu hút đầu tư quốc tế, giúp các doanh nghiệp trong nước thêm cơ hội để phát triển.

Nắm bắt những định hướng từ Nghị quyết Đại hội Đảng, ông Đỗ Việt Hùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ, Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, văn kiện Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh đến phát triển kinh tế số và có phương hướng phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số trong giai đoạn 2021-2030. Vì thế, Vietcombank đã và đang phát triển ngân hàng số với mục tiêu chiến lược là trở thành ngân hàng đứng đầu về ngân hàng số. Năm 2021, Vietcombank tiếp tục theo đuổi mục tiêu kép đã thực hiện trong năm 2020 là đồng hành, hỗ trợ tối đa khách hàng vượt qua đại dịch và thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh theo chiến lược đã đề ra.

“Bệ đỡ” cho những bước phát triển mới

Thực tế, các doanh nghiệp đã được hưởng rất nhiều “trái ngọt” nhờ các quyết sách của Đảng trong nhiều năm qua, nhất là với Nghị quyết số 10-NQ/TƯ năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau 3 năm thực hiện, đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô, tạo ra khoảng 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước hàng năm. Đặc biệt, những tên tuổi các tập đoàn tư nhân như: Vingroup, Sun Group, FLC, Thaco, Vietjet, TH ... đã vang danh thế giới, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ lớn.

Chính vì thế, Nghị quyết lần này cũng nêu rõ, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, kinh tế hộ; phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội, nhất là người lao động.

Do đó, những chủ trương, chính sách mới mang tính đột phá của Đại hội XIII càng được kỳ vọng là “bệ đỡ” cho những bước phát triển mới. Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, để thực hiện được những nhiệm vụ này, về phát triển kinh tế, chương trình “đổi mới sáng tạo” phải là chìa khóa. Do đó, nền kinh tế cần hệ thống pháp lý đồng bộ, cơ chế chính sách hợp lý để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng. Bên cạnh đó, ông Mạc Quốc Anh cũng kỳ vọng vào việc duy trì một cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp để có được sự đồng thuận giữa các cơ quan chính phủ, giữa Nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân.

Về phía doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Vietcombank đề nghị, Đảng, Chính phủ cần tạo điều kiện để quá trình chuyển đổi số diễn ra trên diện rộng, đặc biệt với các doanh nghiệp. Đây chính là điều kiện tiên quyết để chúng ta có sức bật tăng trưởng trong giai đoạn tới, giúp các doanh nghiệp trong nước không bị bỏ lại phía sau.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Bắc, Chủ tịch Hệ thống Du lịch PhucGroup đánh giá, nhiệm kỳ qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến doanh nhân, doanh nghiệp, ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vì thế, các chính sách tới đây cần tiếp tục được cải thiện, khắc phục những điểm chồng chéo giữa các luật, nghị định, thông tư, phải bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế…

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều