Facebook Twitter youtube Tiktok

Doanh nghiệp có thêm lựa chọn về ưu đãi với Hiệp định RCEP

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), DN Việt Nam có thêm lựa chọn về mức độ ưu đãi; đồng thời khả năng cộng gộp nguồn nguyên liệu cũng lớn hơn. Đây là hướng để các DN đẩy mạnh tận dụng trong thời gian tới.
Hải quan Trung Quốc sẵn sàng cho thực hiện Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP có hiệu lực, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định cho Việt Nam
Hiệp định RCEP có hiệu lực từ 1/1/2022, Việt Nam hưởng lợi gì?
Ông Trần Thanh Hải
Ông Trần Thanh Hải

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả khai thác 2 FTA thế hệ mới “đình đám” nhất mà Việt Nam tham gia hiện nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), đặc biệt là trong năm 2021?

Với thị trường CPTPP, tăng trưởng XK thời gian qua khá ấn tượng. Khu vực CPTPP, đặc biệt là những nước như Canada, Mexico, Peru là thị trường XK tương đối mới, XK của Việt Nam còn khiêm tốn. Sau khi có CPTPP, XK của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng đáng kể. Ví dụ, XK sang Canada năm 2021 tăng trưởng 78%, Mexico tăng 44%, Peru tăng 79%. Ngoài ra, tại những thị trường khác như Chile, Brazil, Argentina... tăng trưởng XK cũng rất cao.

Với EVFTA, XK hàng hoá Việt Nam sang một số thị trường tăng đáng kể, ví dụ như Bỉ tăng 58%, Italy tăng 22%, Bồ Đào Nha tăng 49%... Cả những thị trường nhỏ như Hy Lạp, Séc hay thị trường lớn trong khối như Đức, Pháp..., mức tăng trưởng XK cũng duy trì tốt.

Bên cạnh việc DN được hưởng thuế quan khi thực thi EVFTA, điều quan trọng hơn nữa là có ưu đãi bền vững. Trước đây, DN XK vào thị trường EU chủ yếu dựa vào cơ chế GSP (hệ thống ưu đãi phổ cập). Đây là cơ chế ưu đãi đơn phương EU dành cho Việt Nam. Cơ chế đó đến thời điểm nhất định có thể sẽ mất đi khi kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, với EVFTA những ưu đãi mang tính nền tảng giữa Việt Nam và EU, đồng thời mang tính ràng buộc, ưu đãi nâng lên theo thời gian.

Có thể nói rằng, các DN Việt Nam đã dần dần nắm bắt được, tận dụng tốt những cơ hội từ các FTA thế hệ mới.

Một số ý kiến cho rằng, ngoài EVFTA hay CPTPP, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 cũng mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy XK cho Việt Nam trong năm 2022. Quan điểm của ông ra sao?

Các thành viên tham gia Hiệp định RCEP cơ bản đã có FTA với Việt Nam và với ASEAN. Ngoài ASEAN, 5 nước đối tác còn lại tham gia Hiệp định RCEP đều đã có FTA với ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, RCEP không chỉ là phiên bản nâng cấp các FTA của ASEAN đã có với các nước đối tác. Hiệp định này có sự nâng cao về các tiêu chí, phạm vi, tiêu chuẩn. Việc có thêm Hiệp định RCEP tạo thêm mặt bằng mới so với các FTA mà ASEAN đã ký với các đối tác trong khoảng 10 năm qua.

Với Hiệp định RCEP, DN Việt Nam cũng có thêm lựa chọn về mức độ ưu đãi, đặc biệt là khi DN cải cách các quy trình sản xuất để đáp ứng quy tắc xuất xứ. Ví dụ, hiện nay DN XK sang Nhật Bản, bên cạnh FTA Việt Nam-Nhật Bản, FTA ASEAN-Nhật Bản, DN có thêm lựa chọn là Hiệp định RCEP để đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Ngoài ra, với Hiệp định RCEP khả năng cộng gộp nguồn nguyên liệu cũng lớn hơn. DN có thể NK nguyên liệu từ Trung Quốc nhưng XK sản phẩm sang các thị trường như Australia, New Zealand... vẫn được hưởng ưu đãi từ Hiệp định RCEP. Trong các FTA giữa ASEAN với từng nước đối tác không có điều đó. Đây là hướng để các DN có thể đẩy mạnh tận dụng trong thời gian tới.

Bên cạnh các ưu đãi, cơ hội mở ra, theo ông đâu là khó khăn, thách thức nổi bật mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình tận dụng các FTA thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định RCEP?

Về cơ bản, các FTA như CPTPP, EVFTA đem lại thuận lợi khá lớn cho DN, gia tăng XK thấy rõ. Tuy nhiên, tận dụng các FTA này trong dài lâu cần quan tâm hơn đến chất lượng XK. Con số kim ngạch có thể tăng thấp hơn nhưng đằng sau đó sẽ đem lại giá trị cụ thể cho nền kinh tế, cho người dân như thế nào.

Thách thức lớn hiện nay với các DN cũng như cơ quan quản lý nhà nước là duy trì hoạt động XK bền vững; không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên con người mà phải làm sao để nâng cao giá trị trên cùng khối lượng tài nguyên, đồng thời tiết kiệm được các nguồn lực.

Với RCEP, nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, thách thức đặt ra là nguy cơ gian lận xuất xứ. Các quốc gia, đặc biệt Trung Quốc là nguồn cung nguyên liệu rất lớn. Trong khi đó, hiện nay chuyển tải bất hợp pháp, gia công đơn giản lấy xuất xứ Việt Nam là nguy cơ có thật. Phạm vi Hiệp định RCEP khá rộng, bên cạnh Trung Quốc mối nguy có thể gia tăng từ một số quốc gia khác. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội cho đến các DN phải có ý thức cao hơn, cùng ngăn chặn, lên án hành vi gian lận xuất xứ, tránh gây tổn hại đến hoạt động XK nói chung cũng như tổn hại uy tín các mặt hàng XK của Việt Nam nói riêng.

Để thúc đẩy XK hiệu quả, thực sự tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, ông có lời khuyên nào dành cho các DN?

Muốn thúc đẩy XK thời gian tới phải thực hiện xúc tiến thương mại hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập DN đang diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, các DN Việt Nam dường như chưa bắt kịp được xu hướng này. DN có thể xem xét ra nước ngoài và mua lại DN nhỏ của nước ngoài, từ đó làm “bàn đạp” đặt chân tiến vào thị trường của các nước. Covid-19 làm cho nhiều DN khó khăn, ngay cả DN tại châu Âu, điều này tạo thuận lợi cho DN Việt tiếp cận. DN địa phương ở các nước có sự hình thành lâu đời, có nguồn khách hàng, nếu tận dụng được sẽ rất tích cực. Đây là hướng để DN Việt nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại cũng như chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Nguyễn (thực hiện)

Tin liên quan

Bộ Công Thương lý giải vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu giá 0 đồng

Bộ Công Thương lý giải vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu giá 0 đồng

(HQ Online) - Đề xuất điện mặt trời tự sản tự tiêu nếu dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng, được Bộ Công Thương lý giải vừa khuyến khích loại hình điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.
Tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, gạo Việt “phủ sóng” nhiều thị trường khó tính

Tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, gạo Việt “phủ sóng” nhiều thị trường khó tính

(HQ Online) - Bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, hay châu Phi, gạo Việt Nam đã mở rộng sang các thị trường “khó tính” như châu Âu… nhờ khai thác tốt cơ hội từ các FTA thế hệ mới.
Cảnh báo sớm giảm rủi ro trong phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm giảm rủi ro trong phòng vệ thương mại

(HQ Online) - Những tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng mạnh, tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023. Đi đôi với đó là nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại gia tăng.
3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu của nước ta đang có nhưng dấu hiệu lạc quan, trong đó nhiều nhóm hàng có kim ngạch tăng thêm cả tỷ USD so với cùng kỳ 2023.
16 nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong quý đầu năm

16 nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong quý đầu năm

(HQ Online) - Thông tin chi tiết về tình hình xuất nhập khẩu quý 1/2024 vừa được Tổng cục Hải quan công bố ghi nhận có 16 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Việt Nam lần đầu chiếm vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu chiếm vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

(HQ Online) - Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 3,22% (giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 triệu SGD), chiếm thị phần 8,58%.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

(HQ Online) - Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong quý 1/2024 có mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu đang có nhiều tín hiệu tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả này không thể không nhắc đến các nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, điện thoại, máy móc…
Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

(HQ Online) - 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây.
Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

(HQ Online) - Trong quý 1/2024, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam thâm hụt thương mại lớn.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố hôm nay (19/4).
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết quý 1, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

(HQ Online) - Trong tháng 3/2024, có 2 nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng ba con số so với tháng trước.
Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

(HQ Online) - Quý 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (9/4).
Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

(HQ Online) - Ba Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 786% so với cùng kỳ.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Từ 8/6/2024, bãi bỏ toàn bộ hướng dẫn thuế GTGT tại Thông tư 83/2014/TT-BTC

Từ 8/6/2024, bãi bỏ toàn bộ hướng dẫn thuế GTGT tại Thông tư 83/2014/TT-BTC

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 25/2024/TT-BTC về việc bãi bỏ Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế Giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
Pin năng lượng mặt trời có nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Pin năng lượng mặt trời có nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Biên độ chống bán phá giá bị cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là 271,45%, cao nhất trong 4 nước bị cáo buộc.
4 tháng đầu năm, kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

4 tháng đầu năm, kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn TP Hà Nội ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.
3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

Hết 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao 15,8% (tương ứng tăng 14,73 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, đạt 107,82 tỷ USD.
Hải quan Tà Lùng tuyên truyền pháp luật đến nhân dân vùng biên

Hải quan Tà Lùng tuyên truyền pháp luật đến nhân dân vùng biên

Đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng đã triển khai, tuyên truyền, vận động thực hiện về Luật Hải quan năm 2014; Luật Phòng, chống ma tuý.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động