Cục Hải quan Bình Dương giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp

(HQ Online) - Nhiều vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã được Cục Hải quan Bình Dương hướng dẫn, giải đáp kịp thời cho doanh nghiệp (DN).
Giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp Nhật Bản
Giải đáp nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan tại Tọa đàm Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp...
Hải quan Bình Dương: Chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Cục Hải quan Bình Dương giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp
Công chức Đội nghiệp vụ Hải quan Bàu Bàng, Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước hướng dẫn thủ tục XNK cho doanh nghiệp. Ảnh: T.D

Bã cà phê có phải là phế liệu?

Hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu mặt hàng bã cà phê cho Công ty TNHH TMDV Trấu Việt (DN chế xuất), Cục Hải quan Bình Dương cho biết, căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2000/QH14 ngày 17/11/2020, đối với mặt hàng bã cà phê, căn cứ tính chất mặt hàng và mục đích sử dụng để xác định mặt hàng là phế liệu thu được từ quá trình sản xuất cà phê hay phế thải (chất thải) để làm cơ sở khai báo thực hiện thủ tục hải quan.

Trong năm 2022, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, Cục Hải quan Bình Dương đã triển khai 11 nhiệm vụ, giải pháp thiết thực. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định của khung pháp lý về Hải quan; Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng vừa hiện đại, vừa đơn giản; Thường xuyên rà soát, đề xuất loại bỏ các thủ tục, văn bản lỗi thời; Tiếp tục rà soát, kiện toàn Tổ tư vấn, giải đáp trực tuyến tại cấp Cục và cấp Chi cục, làm đầu mối phụ trách trả lời các kiến nghị của DN khi có phát sinh; Tổ chức các hoạt động đối thoại giữa hải quan, DN…

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.

Về thủ tục hải quan xử lý khi mặt hàng được xác định là phế liệu thu được từ quá trình sản xuất, được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 75 Thông tư số 38 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39. Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Theo đó DN chế xuất làm thủ tục xuất khẩu và DN nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng.

Đối với trường hợp mặt hàng được xác định là phế thải chất thải, việc xử lý của DN chế xuất thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 75 Thông tư số 38 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, DN chế xuất thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DN chế xuất có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

Gỡ vướng về chứng nhận xuất xứ

Liên quan đến vướng mắc của doanh nghiệp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA, Cục Hải quan Bình Dương báo cáo Tổng cục Hải quan và đã được hướng dẫn cụ thể.

Cụ thể, về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Hiệp định EVFTA quy định: “The European Union, hereinafter to as "the Union" jointly referred to as "the Parties” or individually referred to as “Party” (tạm dịch: Liên minh châu Âu, được hiểu là “Liên minh” được coi là “các Nước thành viên” hoặc từng “Nước thành viên”). Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 11/2000/TT-BCT về quy tắc xuất xứ quy định: “Nhà xuất khẩu là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa...”

Theo đó, chứng từ thương mại có nội dung khai báo xuất xứ được phát hành bởi Công ty có trụ sở tại Hà Lan trong khi hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ Bỉ, cũng là thành viên Liên minh châu Âu không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Lời văn tự chứng nhận xuất xứ khai báo trên hóa đơn thương mại và bảng kê hàng hóa, Điều 24 Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dụng lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Theo đó, trường hợp người nhập khẩu xuất trình các chứng từ thương mại (hóa đơn thương mại và bảng kê hàng hóa) đều có nội dung tự chứng nhận xuất xứ khai báo mã số REX NLREX1117 không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của các chứng từ này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều